Phát hiện mới nhất đầy bất ngờ về 7 hành tinh to bằng Trái Đất

Suy đoán ban đầu cho rằng ít nhất một vài hành tinh trong số này có thể nằm trong “khu vực Goldilocks”, nơi mà chất lỏng có thể bám trên bề mặt đá và sự sống có thể phát triển ở đó. Nhưng những phát hiện mới lại đầy bất ngờ.

Hình vẽ mô phỏng nơi giống như bề mặt của TRAPPIST-1.

Các nhà thiên văn học ở Thụy Sĩ  vừa công bố một số phát hiện mới bất ngờ về 7 hành tinh của hệ TRAPPIST-1.


Các nhà nghiên cứu cho rằng, có vẻ như ít nhất một vài, trong số 7 hành tinh to bằng Trái Đất trong hệ mặt trời TRAPPIST-1 đã bị vắt cạn khí quyển do bức xạ của ngôi sao này và rất khó để nước có thể chảy trên bề mặt của chúng.

TRAPPIST-1 có thể còn non trẻ để có thời gian thổi bay bầu khí quyển, đồng nghĩa rằng chúng ta vẫn có thể mơ về cuộc sống ở thế giới xa xôi đó trong thời gian lâu hơn nữa.

Theo Business Insider, các nhà thiên văn học thuộc Đại học Geneva, Thụy Sĩ đã tiến hành so sánh hai loại bức xạ phát ra từ ngôi sao lùn cực lạnh TRAPPIST-1, và kết luận rằng ngôi sao này dường như “không quá già”. Điều đó đặt ra một câu hỏi rằng có bao nhiêu khí quyển vẫn bám vào bề mặt ngôi sao của các hành tinh đá này.

TRAPPIST-1 là một ngôi sao chỉ cách Trái Đất khoảng 39 năm ánh sáng, được phát hiện có ít nhất ba hành tinh vào năm ngoái. Tháng trước,
NASA công bố TRAPPIST-1 thực sự có một hệ thống 7 hành tinh. 

Toàn bộ 7 hành tinh của hệ TRAPPIST-1 quay theo quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của chúng hơn là sao Thủy quay quanh Mặt trời. Hành tinh ở tận trong cùng và hành tinh ngoài cùng gần Trái đất hơn 30 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và sao Kim ở khoảng cách xa nhất. 

Mặc dù 7 hành tinh của TRAPPIST-1 quay theo quỹ đạo cực kỳ gần với ngôi sao chủ, ánh sáng tự nhiên trên các hành tinh này dường như rất yếu ớt với con người. Một bán cầu liên tục đối mặt với ánh Mặt Trời trong khi phía bên kia là bóng tối vĩnh viễn.

Những suy đoán ban đầu cho rằng ít nhất một vài hành tinh trong số này có thể nằm trong “khu vực Goldilocks”, nơi mà chất lỏng có thể bám trên bề mặt đá, và theo giả thuyết thì sự sống có thể phát triển ở những đại dương ấm áp của nó.

Với những dự đoán rằng những tia phóng xạ sẽ thổi bay bầu khí quyển giống như của Trái Đất từ hai hành tinh bên trong TRAPPIST-1 trong vòng 1-3 tỷ năm, và có thể mất 5-22 tỷ năm để lấy đi bầu khí quyển của những hành tinh còn lại, vẫn còn có thể có nước trên những bề mặt đá nếu TRAPPIST-1 non trẻ hơn 500 triệu năm tuổi.

Trần Minh (Tin Tức/TTXVN)
Bất ngờ với cuộc sống khác lạ trên hệ Mặt trời mới phát hiện
Bất ngờ với cuộc sống khác lạ trên hệ Mặt trời mới phát hiện

Hệ mặt trời mới TRAPPIST-1 mà NASA vừa phát hiện có 7 hành tinh kích thước tương tự Trái Đất và có nhiệt độ vừa đủ cho sự sống. Vậy cuộc sống trên những hành tinh này sẽ khác như thế nào với cuộc sống trên Trái đất?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN