Các nhà nghiên cứu của Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh và Đại học Bắc Texas, cùng một số viện nghiên cứu khác của Trung Quốc đã tiến hành phân tích 34 cây bạch quả, chia chúng thành 3 nhóm theo độ tuổi. So với những cây trưởng thành, các cây lâu năm (với độ tuổi từ 193-667 năm) có các lớp tế bào sinh gỗ mỏng hơn.
Các tế bào sinh gỗ là những lớp tế bào ở thân cây nằm giữa ruột gỗ và vỏ cây và có thể phân chia thành những mô khác nhau. Trong mùa tăng trưởng, tầng sinh gỗ liên tục sản sinh ra những tế bào thực vật mới, thậm chí là chồi rễ mới.
Nghiên cứu cho thấy những cây lâu năm có lượng IAA - một loại hormone điều chỉnh và kích thích tăng trưởng của cây - cao hơn, và lượng ABA - hormone kiềm chế tăng trưởng - thấp hơn. Phạm vi phát triển của những cây có chiều cao trung bình đến ngực người trong nhóm cây lâu năm lại gia tăng theo tốc độ lớn, từ đó cho thấy sự phân chia không ngừng của tế bào sinh gỗ. Trong khi đó, lại không có mấy sự khác biệt giữa các cây về khả năng quang hợp, sự phát triển của lá, nảy mầm hạt hay chống bệnh tật so với những cây nhỏ hơn. Điều này cho thấy các cây lâu năm đều trong trạng thái khỏe mạnh.
Các tác giả nghiên cứu nhận định những cây này thường chết vì các nhân tố bên ngoài như sâu bọ. Họ cũng phát hiện thấy sự phát triển mạnh của những gen liên quan đến khả năng kháng bệnh, hay khả năng tổng hợp các hợp chất bảo vệ trong cây lâu năm.
Điều này chứng tỏ những cây lâu năm không mất đi khả năng tự vệ trước những tác nhân xấu từ bên ngoài. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tuổi thọ cây bạch quả là tổng hòa từ sự cân đối giữa quá trình phát triển và lão hóa, thay vì chỉ bị quy định bởi một gen duy nhất.