Trụ sở của Google ở California, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là kết quả từ hệ thống cảnh báo sớm động đất dựa vào đám đông một sáng kiến được Google triển khai từ năm 2020 nhằm khắc phục việc nhiều quốc gia chưa có hệ thống cảnh báo chính thức.
Khác với các thiết bị địa chấn chuyên dụng, hệ thống này dựa vào số lượng lớn điện thoại để bù lại độ nhạy không cao của từng thiết bị. Khi hàng loạt máy cùng ghi nhận rung chấn bất thường, hệ thống sẽ phân tích và gửi cảnh báo như “TakeAction” đến người dùng Android gần tâm chấn. Google cho biết từ khi triển khai hệ thống, số người được tiếp cận cảnh báo động đất đã tăng gấp 10 lần so với năm 2019.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại về tính minh bạch. Dù Google đã công bố dữ liệu phân tích trên Science, các nhà nghiên cứu bên ngoài vẫn muốn được tiếp cận sâu hơn về thuật toán và dữ liệu thô để có thể đánh giá độc lập. Ông Allen Husker, nhà địa chấn học tại Viện Công nghệ California, nhận xét: "Tôi sẽ yên tâm hơn nếu các nhà khoa học độc lập được tiếp cận dữ liệu và thuật toán của hệ thống này".
Hệ thống từng gặp hạn chế khi đánh giá thấp hai trận động đất lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2/2023, khiến 4,5 triệu cảnh báo được phát đi với độ khẩn cấp chưa đủ lớn. Sau khi cải tiến thuật toán và mô phỏng lại, kết quả cho thấy hệ thống có thể đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ hơn tới 10 triệu thiết bị.
Dù được đánh giá là một bước tiến đáng kể, giới chuyên gia vẫn nhấn mạnh rằng hệ thống của Google chỉ nên là công cụ bổ trợ, không thay thế cho mạng lưới cảnh báo động đất chính thức. Google cũng thừa nhận điều này trong tuyên bố gửi tới tạp chí Nature.