Những nội dung chính của Hiệp định Geneva (phần 1)

Cách đây tròn 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết.

Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký với các nội dung: Thỏa thuận chung cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và nội dụng đối với riêng Việt Nam.

Cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva là một dấu mốc lịch sử quan trọng mang ý nghĩa thời đại, một thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Chú thích ảnh
TTXVN/Báo Tin tức
Hiệp định Geneva 1954: Mốc son lịch sử
Hiệp định Geneva 1954: Mốc son lịch sử

Tròn 70 năm trước, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Đây là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta trong thế kỷ XX; đồng thời cũng là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là thành quả lớn đầu tiên của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam trên vũ đài quốc tế. Từ đó đến nay, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta trải qua nhiều chặng đường lịch sử, song ý nghĩa lịch sử và bài học từ Hội nghị Geneva đối với công tác đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN