Sạt lở đất gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng, tránh và hạn chế thiệt hại do sạt lở đất gây ra.
Trước diễn biến khó lường của bão số 3, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, người dân nên ở trong nhà, hạn chế tối đa đi ra ngoài nếu không cần thiết. Nếu buộc phải di chuyển, tránh những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn vì mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét, cây đổ. Khi di chuyển bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; Không trú mưa, để phương tiện dưới gốc cây; Gọi điện thoại số 114 khi xảy ra cháy, nổ, tại nạn, sự cố...
Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
Ngày 21/7, theo thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, để ứng phó với bão số 3 (Wipha), Bộ Quốc phòng đã huy động 346.210 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội 114.120 người; dân quân 232.090 người) cùng 8.200 phương tiện các loại (5.061 ô tô; 216 tàu; 2.295 xuồng, ca nô; 623 xe đặc chủng; 5 máy bay).
Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 tại Thụy Sĩ; tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ; thăm chính thức Morocco và Senegal từ ngày 22 đến ngày 30/7/2025. Trong đó, Senegal là chặng dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam (từ ngày 22 đến 24/7/2025). Đây là chuyến thăm cấp cao nhất từ trước đến nay trong hơn 55 năm quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, chuyến thăm được kỳ vọng đánh dấu một bước ngoặt mở ra những triển vọng hợp tác mới giữa hai nước.
Một số dấu hiệu giúp sớm nhận biết nguy cơ xảy ra sạt lở đất gồm: Xuất hiện vết nứt mới trên tường nhà, sườn đồi, mái dốc; Cây cối, hàng rào, các cọc xung quanh mái dốc bị đổ nghiêng; Xuất hiện rò rỉ tạo dòng nước chảy trên bề mặt mái dốc; Cây trồng, rau màu và lớp đất bề mặt của mái dốc bị xói, rửa trôi; Mưa nhiều ngày hoặc mưa lớn tập trung trong vài tiếng đồng hồ; Mặt đất, mặt đường phồng rộp lên; Khi nghe thấy tiếng rơi với âm thanh tăng dẫn của đất đá, tức là sạt lở đất sắp xảy ra…
Lũ và ngập lụt gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh để hạn chế thiệt hại do lũ, ngập lụt gây ra.
VN-Index kết phiên 21/7/2025 ở 1.485,05 điểm, giảm 12,23 điểm so với tham chiếu, tương đương 0,82%. Toàn sàn HOSE có 118 mã tăng (11 mã trần), 203 mã giảm (7 mã sàn) và 49 mã đứng giá tham chiếu.
Trong bão, người dân cần: Theo thông tin về thời tiết qua tivi, radio và các hệ thống cảnh báo tại địa phương; nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài; không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật; tuân thủ các chỉ đạo của cơ quan chức năng; lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút đến 1 tiếng lặng gió trước khi gió đổi hướng và quật mạnh hơn; tắt các nguồn điện khi bão đổ bộ.
Trước bão, người dân cần theo dõi dự báo thời tiết, cập nhật thông tin về rủi ro thiên tai; tích trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men đủ dùng trong ít nhất 3 ngày; chuẩn bị kế hoạch liên lạc, tiếp cận trong trường hợp gia đình bị chia cắt do bão (Nạp điện đầy đủ cho các thiết bị thông tin liên lạc, đèn pin, sạc điện và bình ắc quy. Đổ xăng đầy bình các phương tiện di chuyển cơ giới); tháo dỡ các bảng quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; chằng chống nhà cửa, đóng kín cửa sổ và bịt các lỗ thông gió. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn nhất…
Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến hết ngày 19/7/2025, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 266.511 căn, trong đó, khánh thành 231.513 căn, đang khởi công, xây dựng 34.998 căn.
Dự báo, chiều 21/7 bão số 3 đi vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ đến Nghệ An trong ngày 22/7/2025. Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm; các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa từ 100- 200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Người dân ở các vùng bị bão đổ bộ cần thực hiện sớm một số biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại do gió bão và mưa lớn gây ra.
Kết quả sơ bộ sau 19 ngày triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp cho thấy: Bộ máy cơ bản vận hành tốt, không có trục trặc lớn, cán bộ công chức bước đầu thích ứng; Quy trình xử lý công việc tương đối thông suốt, dịch vụ công được giải quyết nhanh hơn; Nhân dân bày tỏ sự đồng tình và kỳ vọng mô hình mới sẽ hiệu quả hơn.
Dự báo, từ ngày 21 - 24/7/2025, bão số 3 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa - Hà Tĩnh; trong đó ở trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, có nơi sẽ có mưa lớn cục bộ với lượng mưa trên 150mm/3 giờ.
Sáng 19/7/2025, bão Wipha đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 trong năm. Theo dự báo, sau khi vào Biển Đông, bão Wipha tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm. Dự báo, từ ngày 21 đến 24/7/2025, bão số 3 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh; trong đó ở trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, có nơi sẽ có mưa lớn cục bộ với lượng mưa trên 150mm/3 giờ. Cơn bão số 3 sẽ còn di chuyển phức tạp, vùng ảnh hưởng trên đất liền nước ta sẽ có nhiều diễn biến thay đổi nên người dân và các địa phương cần theo dõi sát diễn biến cập nhật bão từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để triển khai công tác ứng phó phù hợp, hiệu quả.
Với 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng, tổng số điểm 188, đội tuyển Việt Nam xếp thứ 9 trong số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ thi Olympic Toán Quốc tế (IMO) 2025.
Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa. Theo đó, từ 1/1/2026, khách sạn, khu du lịch trên địa bàn Hà Nội không lưu hành và sử dụng các sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần.
Ngày 17/7/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/7/2025.