Somalia: Cuộc nội chiến dai dẳng - Kỳ 1

Xung đột chính là đặc trưng của Somalia, quốc gia nằm tại vùng Sừng châu Phi, kể từ khi chính quyền của Tổng thống Siad Barre sụp đổ vào tháng 1/1991.

GIEO MẦM NỘI CHIẾN

Somalia nằm trong tay của cả Anh lẫn Italy từ cuối thế kỷ 19 và hai cường quốc thực dân này vận hành hai nhà nước hoàn toàn riêng biệt sau khi cuộc chia năm sẻ bảy châu Phi được tiến hành. Italy nắm giữ phần phía nam và trung tâm Somalia, khuyến khích đẩy mạnh giáo dục và xã hội vì đây là một trong vài lãnh thổ hải ngoại của nước này. Trong khi đó, người Anh không có nhiều lợi ích ở lãnh thổ bảo hộ của họ. Giá trị của mảnh đất này chủ yếu là để kiểm soát bờ biển và cung cấp thịt cho Aden (do Anh nắm giữ), nay thuộc Yemen. Ảnh hưởng của sự mất cân bằng này cho tới ngày nay vẫn có thể nhận ra ở thủ đô Mogadishu - từng là thủ phủ của Somaliland thuộc Italy - ở miền nam.

Cựu tổng thống Somalia Siad Barre.

Sau độc lập, tình hình không khá hơn bao nhiêu như người ta vẫn tin. Bất chấp đã giành được tự do từ tay các nước thực dân châu Âu, đa số người Somalia vẫn thiếu một bản sắc dân tộc rõ ràng khi coi mình là một bộ phận của một thị tộc hay một nhóm sắc tộc thay vì là một đất nước. Sáu thị tộc chính ở nước này là Isaaq, Dir, Darood, Ogaden và Rahanwayn. Họ lại được chia thành các nhóm thị tộc nhỏ hơn và vì thế, xung đột lợi ích giữa các nhóm thường xuyên dẫn đến bạo động. Cảm giác về nguồn cội của họ quan trọng hơn là vấn đề lãnh thổ.

Người đã làm thay đổi tình trạng đó là Siad Barre. Ông lên nắm quyền tổng thống sau một cuộc đảo chính gần như không đổ máu năm 1969. Từng là tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Somalia, Barre tạo dựng sự sùng bái cá nhân cũng như có cách cai trị chuyên quyền. Nhưng có lẽ “điểm nhấn” của Barre là việc ông đã đặt các thị tộc ra ngoài vòng pháp luật, khiến phần đông dân cư tức giận. Giai đoạn lãnh đạo của ông cũng đáng chú ý với cuộc xâm lược thảm họa khu vực của người Ogaden ở Ethiopia, làm xấu đi quan hệ hai nước và đặt gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế Somalia.

Vị trí Somalia ở vùng Sừng châu Phi.

Một nhóm kháng chiến có tên Phong trào quốc gia Somalia (SNM) được thành lập năm 1982 để đặt dấu chấm hết cho chế độ của Barre. Vận hành từ tổng hành dinh ở Ethiopia, nhóm này tổ chức các cuộc tấn công du kích khiến chính phủ Somalia rối ren. Đáp lại, Barre đã ra lệnh tiêu diệt 50.000 thành viên của SNM trong những năm sau đó. Không nao núng, SNM tiếp tục tấn công và sau khi các nước láng giềng cũng như các cường quốc phương tây gia tăng sức ép, Barre đã phải ký hiệp ước hòa bình vào năm 1988. Tuy nhiên, bạo động và xung đột vẫn tiếp diễn khi Somalia bị chia thành hai phần. Ngày 18/5/1991, Cộng hòa Somaliland được thành lập. Nước cộng hòa ở miền bắc này bắt đầu thúc đẩy trật tự ổn định và xã hội cũng như nền kinh tế nước này dần cải thiện. Ở phía nam, Somalia lại đang hướng đến cuộc nội chiến thực sự.

Kể từ khi nội chiến nổ ra năm 1991, các nước láng giềng cho đến Liên hợp quốc đã tìm cách can thiệp vào Somalia. Nổi tiếng nhất phải kể đến trận đánh Modadishu, nơi xuất hiện căng thẳng leo thang giữa người Somalia và các lực lượng trợ giúp của Liên hợp quốc và Mỹ. Trận đánh này thậm chí đã được dựng thành bộ phim Hollywood nổi tiếng “Diều hâu gẫy cánh”. Thường nhận được viện trợ từ bên ngoài, có một chính phủ yếu kém, phân tán, Somalia vẫn đang nằm trong vòng xoáy xung đột mà không phe phái nào nắm được quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

Trần Anh (tổng hợp)
Somalia: Cuộc nội chiến dai dẳng - Kỳ cuối
Somalia: Cuộc nội chiến dai dẳng - Kỳ cuối

Tới năm 2000, các lãnh đạo thị tộc đã đạt được thỏa thuận dập tắt các phe phái chiến tranh. Tại một hội nghị được tổ chức ở nước láng giềng Djibouti, họ quyết định cựu bộ trưởng tài chính và nội vụ Abdulkassim Salat Hassan sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ lâm thời với hy vọng đưa đất nước trở lại trật tự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN