Người Kurd ở Syria chiếm từ 7 đến 10% dân số của nước này, phần đông họ sinh sống ở thủ đô Damascus, thành phố Aleppo và tại ba khu vực nằm xung quanh thị trấn Kobane, thị trấn Afrin và thị trấn Qamishli.
Lực lượng an ninh người Kurd giao tranh với các tay súng IS tại một số ngôi làng gần Kirkuk, miền bắc Iraq. Ảnh: THX/TTXVN |
Người Kurd ở Syria đã phải trải qua nhiều cuộc đàn áp, bị tước đi các quyền cơ bản, gần 300.000 người Kurd không được mang quốc tịch Syria từ những năm 60 của thế kỷ trước, đất đai của họ bị tịch thu chia lại cho người Arập. Việc này nằm trong một kế hoạch Arập hóa các khu vực người Kurd cũng như hạn chế các yêu sách của người Kurd đòi độc lập.
Các khu vực người Kurd không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc xung đột ở Syria trong thời gian hai năm đầu. Các đảng phái lớn của người Kurd tránh tỏ rõ bất kỳ thái độ nào đối với bất kỳ bên nào trong hai bên của cuộc xung đột. Vào giữa năm 2012, quân đội Syria đã rút khỏi các khu vực người Kurd để tập trung cho cuộc chiến chống lại những phần tử nổi dậy ở các khu vực khác, cho nên lực lượng người Kurd đã kiểm soát được khu vực của mình.
Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd tuyên bố mình đã kiểm soát và tăng cường liên hệ với các đảng phái nhỏ lẻ khác của người Kurd để tạo thành Hội đồng Dân tộc người Kurd. Các đảng phái người Kurd đã hợp nhất và tuyên bố thành lập chính quyền khu vực Kurdistan vào năm 2014. Họ khẳng định sẽ tiến tới độc lập, cụ thể là tạo dựng một chính quyền dân chủ địa phương.
Người Kurd ở Iraq chiếm từ 15 đến 20% dân số nước này. Về lịch sử, thì người Kurd ở Iraq có nhiều đặc quyền dân sự hơn những người Kurd sống ở các quốc gia khác.
Người Kurd ở bắc Iraq đã đứng lên chống chính quyền Anh trong thời gian đô hộ nhưng họ đã bị đàn áp. Vào năm 1946, Mulla Mustafa Barzani đã thành lập Đảng Dân chủ người Kurd, coi đó là một phương thức chính trị để đấu tranh đòi độc lập cho vùng Kurdistan.
Sau cuộc cách mạng năm 1958, hiến pháp mới của Iraq đã công nhận bản sắc dân tộc Kurd, nhưng chính phủ trung ương bác bỏ kế hoạch đòi tự trị của Barzani. Cho nên, vào năm 1961, đảng của Barzani đã tuyên bố tiến hành đấu tranh vũ trang.
Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ tham gia chiến dịch oanh kích phiến quân IS ở Syria. Ảnh: AFP/TTXVN |
Vào năm 1970, Chính phủ Iraq đã đưa ra một thỏa thuận với người Kurd nhằm chấm dứt cuộc chiến, cho phép người Kurd được hưởng cơ chế tự trị. Nhưng thỏa thuận này bị đổ vỡ và cuộc chiến lại bùng phát trở lại vào năm 1974. Sau một năm thì Đảng Dân chủ người Kurd bị chia rẽ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng tên là Jalal Talabani (sau khi chính quyền Saddam sụp đổ, ông được bầu làm Tổng thống Iraq) đứng ra thành lập Đảng Liên minh Dân tộc người Kurd.
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, chính phủ do Đảng Baath lãnh đạo đã bố trí người Arập vào sinh sống tại một số vùng nhằm làm thay đổi cấu trúc dân số ở đây, đặc biệt là tại thành phố Kirkuk giàu dầu lửa, đồng thời ép buộc người Kurd phải bố trí định cư lại tại một số khu vực khác. Chính phủ Iraq đã triển khai mạnh chính sách này vào những năm 80 của thế kỷ trước trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh với Iran.
Sau khi Iraq thất bại trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, phong trào nổi dậy chống chính quyền đã nổ ra ở nhiều vùng tại Iraq, trong đó có phong trào ở vùng Kurdistan. Do chính quyền trấn áp phong trào nổi dậy này nên Mỹ và các đồng minh đã áp đặt vùng cấm bay ở phía bắc Iraq. Do vậy, người Kurd được hưởng quyền tự trị, hai đảng Kurdistan thỏa thuận phân chia quyền lực. Nhưng những cuộc xung đột nội bộ lại xảy ra vào năm 1994 và kéo dài bốn năm.
Hai đảng này đã hợp tác với lực lượng xâm lược Mỹ ở Iraq vào năm 2003, dẫn tới việc lật đổ chính quyền Saddam Hussein và họ bắt đầu tham gia tất cả các chính phủ Iraq được thành lập từ sau khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ, đồng thời họ cũng tham gia liên minh cầm quyền trong chính quyền Kurdistan thành lập năm 2005 để quản lý các vùng Duhok, Arbil và Souleimania.
Sau cuộc tấn công IS tháng 6 năm nay, chính quyền Kurdistan đã gửi lực lượng Peshmerga đến các khu vực xảy ra xung đột mà do người Kurd và chính phủ trung ương kiểm soát, tiếp đó là yêu cầu Quốc hội Kurdistan tiến hành trưng cầu dân ý về một nền độc lập.
TTK (
Theo Al Marsad)