Dòng sự kiện chính biến ở Ukraine qua ảnh

Hơn 1 năm qua, kể từ buổi tối ngày 21/11/2013 trên Quảng trường Độc lập (Maidan), đất nước Ukraine đã trải qua một chuỗi những biến cố lịch sử với cuộc xung đột đang diễn ra dai dẳng và đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người ở miền đông quốc gia này.

Dưới đây là một chuỗi các mốc lịch sử quan trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine:

Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố Kiev muốn mở rộng hợp tác với Nga. Ngày 21/11/2013, phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu nổ ra ở Quảng trường Độc lập (Maidan). Cuộc biểu tình thu hút hơn 300.000 người – cuộc biểu tình lớn nhất tại Kiev kể từ khi Cách mạng Cam nổ ra 2004.



Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moskva sẽ mua 15 tỷ USD trái phiếu quốc gia của Ukraine và cắt giảm 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine. Cả hai ông Putin và Yanukovych đều khẳng định không có điều kiện ràng buộc.



Ngày 22/1/2014, cảnh sát chống bạo động Ukraine đã sử dụng đạn cao su và lựu đạn cay để đối phó với đám đông người biểu tình phản đối các dự luật biểu tình gây tranh cãi của chính phủ tại thủ đô Kiev. Các vụ đụng độ đã khiến 3 người biểu tình thiệt mạng. Ngày 28/1/2014, ông Mykola Azarov xin từ chức Thủ tướng Ukraine và quốc hội bãi bỏ luật chống biểu tình, gây nên tình trạng bạo lực leo thang tại khu vực.



Ngày 21/2/2014, người biểu tình vẫn tụ tập tại quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, la ó phản đối việc ký thỏa thuận thuận giữa chính phủ Ukraine và phe đối lập, đồng thời yêu cầu Tổng thống Yanukovych phải từ chức ngay lập tức. Cuộc biểu tình kéo theo xung đột bạo lực giữa người biểu tình phản đối chính phủ của ông Yanukovich và lực lượng thi hành pháp luật. Sau đó, xuất hiện nhiều tay bắn tỉa tấn công hàng chục người tại quảng trường Độc lập (Maidan) nổ súng từ tòa nhà khi đó bị kiểm soát bởi phe đối lập phản đối ông Yanukovich. Ít nhất 82 người đã thiệt mạng, bao gồm cả 13 cảnh sát; và hơn 1,100 người bị thương.

Ngày 22/2/2014, một thủ lĩnh biểu tình ở thủ đô Kiev của Ukraine tuyên bố họ đã kiểm soát hoàn toàn thành phố này sau một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 3 tháng. Chính quyền của Tổng thống Yanukovich bị lật đổ. Ngày 27/2/2014, lực lượng vũ trang của phe đòi độc lập chiếm đóng tòa nhà chính phủ tại Crimea.



Ngày 6/3/2014, Quốc hội Crimea bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập với Nga. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Putin ký Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga.



Ngày 7/4/2014, hàng nghìn người biểu tình bao vây tòa nhà chính phủ tại các thành phố phía Đông Ukraine gồm Donetsk, Lugansk and Kharkov, yêu cầu cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập. Ngày 17/4/2014, Nga, Ukraine, Mỹ và EU đã đồng ý tại cuộc tọa đàm ở Geneva thực hiện chính sách giải quyết xung đột đang leo thang tại miền Đông Ukraine. 3 người đã thiệt mạng trong khi lực lượng an ninh Ukraine tấn công vào một căn cứ ở Mariupol.



Ngày 11/5/2015, phe ly khai tại Donetsk và Lugansk tuyên bố giành được độc lập sau cuộc trưng cầu ý dân không được công nhận. Hai thành phố sau này đổi tên thành nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng. Ngày 25/5/2015, ông Petro Poroshenko được bầu giữ chức Tổng thống Ukraine.



Trong khi xung đột vẫn tiếp diễn tại Ukraine, ngày 17/7/2014, chiếc mày bay mã hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bay từ Amsterdam bị bắn rơi gần ngôi làng Grabove thuộc khu vực chiếm giữ của phe ly khai. Vụ bắn hạ máy bay đã làm 298 người trên máy bay thiệt mạng. Cho đến nay, vẫn chưa có bên nào nhận chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Ngày 30/7/2014, Liên minh châu Âu và Mỹ tuyên bố trừng phạt Nga về kinh tế. Bất chấp lời cáo buộc từ phương Tây can thiệp quá sâu vào tình hình chiến sự ở Ukraine, Nga vẫn cử một đoàn xe viện trợ nhân đạo tới thành phố Lugansk.



Ngày 5/9/2014, tại thủ đô Minsk của Belarus, các bên tham gia cuộc họp của Nhóm tiếp xúc về Ukraine gồm đại diện Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã kí thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraine, trong một nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột kéo dài gần 5 tháng.



Chưa đầy hai ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền Đông có hiệu lực, đạn pháo đã lại tiếp tục nổ tại khu vực phía bắc Donetsk, thành phố lớn nhất miền Đông nước này, và cảng biển chiến lược Mariupol. Cả hai bên đều lên tiếng cáo buộc đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn.



Kết thúc gần 16 giờ đàm phán căng thẳng tại thủ đô Minsk của Belarus chiều 12/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ký Tuyên bố chung dài 4 trang về giải pháp cho vấn đề Ukraine.



Song song với cuộc đàm phán thượng đỉnh theo thể thức Normandy, Nhóm Tiếp xúc ba bên về Ukraine cũng ký kết Giải pháp tổng thể gồm 13 điểm nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk. Ký văn kiện có đại diện OSCE Heidi Tagliavini, cựu Tổng thống Ukraine Leonhid Kuchma, Đại sứ LB Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov, lãnh đạo hai CH nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.





Hồng Hạnh (tổng hợp)

Khủng hoảng Ukraine nhìn từ sự 'bội ước' của phương Tây với Nga
Khủng hoảng Ukraine nhìn từ sự 'bội ước' của phương Tây với Nga

Moskva biện minh rằng chiến cuộc ở Ukraine hiện nay là hệ quả của việc Mỹ và NATO bội ước. Ngược lại, phương Tây cáo buộc rằng cách lý giải này của Nga chỉ là tiền đề để Moskva can dự vào Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN