Dầu lửa: Sự đặt cược của Saudi Arabia - Kỳ 2

Trước sự thay đổi cơ cấu của thị trường dầu lửa, theo chiến lược của mình, OPEC lẽ ra có thể giảm sản lượng để làm cho giá tăng. Tất nhiên, OPEC đã bị mất thị phần trong ngắn hạn nhưng vì dầu đá phiến cạn kiệt nên OPEC sẽ phục hồi về lâu dài.


BIẾN ĐỘNG KHÔN LƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG

Năm 2004 đánh dấu một sự thay đổi trong cơ cấu thị trường dầu lửa. Nhu cầu chuyển dịch tới các nước mới nổi và thị trường, trước kia dôi thừa, nay trở nên khan hiếm. Các nhu cầu đáng kể về dầu lửa của các nước mới nổi (đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ) bảo đảm cho các nước sản xuất một nhu cầu ít nhạy cảm hơn với giá cả.

Quang cảnh một nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia.

OPEC không còn lo sợ nhiều về việc các nước tiêu thụ năng lượng tiến hành nghiên cứu các nguyên liệu thay thế hoặc tiết kiệm năng lượng giống như trong thời kỳ chống lại khủng hoảng dầu lửa. Từ nay, chiến lược của OPEC chỉ là làm cho các nước không thuộc OPEC bị cạn kiệt trữ lượng để các nước thuộc OPEC tiến gần tới quy chế độc quyền và tăng giá. Nhưng chiến lược này dựa vào một điều kiện: Việc làm cạn kiệt trữ lượng phải diễn ra nhanh chóng để OPEC chiếm lĩnh các thị phần. Như trường hợp từ năm 2000 đến 2014: phần của OPEC chiếm gần 40%. Theo dự tính của UAE, phần của OPEC sẽ chiếm 47% vào năm 2020 và hơn nữa vào năm 2030. Khi đó OPEC dường như đã thắng cuộc… nhưng đấy là chưa tính đến sự phát triển dầu đá phiến của Mỹ.

Sự kết hợp nhiều yếu tố đã làm rối loạn chiến lược của OPEC. Yếu tố quan trọng nhất rõ ràng là việc phát triển sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ. Từ năm 2006, sản lượng hàng ngày của Mỹ tăng 4 triệu thùng/ngày và đạt 11 triệu thùng vào năm 2014, như vậy là vượt sản lượng của Saudi Arabia. Việc phát triển dầu đá phiến cũng được đánh dấu bằng sự mới nổi của những chủ thể có ảnh hưởng mới trên thị trường dầu mỏ: Các công ty dầu lửa có quy mô trung bình với khả năng tài chính yếu hơn nhưng tỏ ra linh hoạt hơn so với các công ty dầu lửa truyền thống.

Các giàn khoan dầu đặt tại California, Mỹ

Kết quả của sự phát triển khí đốt và dầu đá phiến chủ yếu là công việc của các công ty dầu lửa có quy mô trung bình này. Sự cạn kiệt trữ lượng của các nước không nằm trong OPEC, điều kiện cần thiết cho sự vận hành chiến lược của OPEC, dường như không còn là vấn đề thời sự nữa. Đồng thời, người ta chứng kiến nhu cầu về dầu lửa giảm do sự tăng trưởng kinh tế thế giới giảm. Trung Quốc, đã từng là động lực tăng trưởng từ năm 2004, có tốc độ tăng trưởng 7,4% năm 2014 so với tỷ lệ trung bình trên 10% từ năm 2005 đến 2009, trong khi tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro chỉ hơn 0% một chút. Dường như không một động lực nào của nền kinh tế thế giới có thể bù vào được sự giảm sự tăng trưởng của các nước mới nổi.

Cuối cùng, nhân tố thứ ba cũng ảnh hưởng đến giá dầu: Đồng USD tăng giá. Vì các doanh nghiệp của các nước mới nổi mắc nợ bằng đồng USD nên việc đồng USD tăng giá sẽ làm tăng số tiền nợ và ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, điều này đã khiến các nước mới nổi bị giảm tăng trưởng. Thêm vào đó là việc giá dầu lửa được tính bằng đồng USD và được mua ở bên ngoài nước Mỹ bằng một đồng tiền khác. Vì vậy, việc đồng USD lên giá khiến cho dầu lửa đắt lên khi mua bằng một đồng tiền khác, càng góp phần làm giảm nhu cầu.

Tất cả các yếu tố này kết hợp với nhau đã làm cho giá dầu từ chỗ trên 100 USD/thùng vào tháng 6 xuống còn 75 USD/thùng và cứ tiếp tục giảm như thế, đã làm thay đổi căn bản thị trường dầu lửa. Từ năm 2004-2014, đây là một thị trường bị chi phối bởi nhu cầu của các nước mới nổi. Từ năm 2014 đến nay, thị trường dầu lửa trở nên dư thừa nhờ nguồn cung từ dầu đá phiến.

Trước sự thay đổi cơ cấu của thị trường dầu lửa, theo chiến lược của mình, OPEC lẽ ra có thể giảm sản lượng để làm cho giá tăng. Tất nhiên, OPEC đã bị mất thị phần trong ngắn hạn nhưng vì dầu đá phiến cạn kiệt nên OPEC sẽ phục hồi về lâu dài. Vấn đề là việc phát triển dầu đá phiến có hai đặc tính. Thứ nhất, hiện tượng này diễn ra ở Mỹ, nước tiêu thụ hàng đầu dầu lửa và là khách hàng ưu tiên của Saudi Arabia - trong khi theo truyền thống các nước tiêu thụ không phải là nước sản xuất. Thứ hai, một số nước tiêu thụ khác ở châu Âu và châu Á (Trung Quốc) dường như quan tâm đến sự phát triển của loại năng lượng này. Một trong những điều kiện của chiến lược ban đầu của OPEC là bảo đảm một giá không quá cao để ngăn chặn phát triển những nguồn năng lượng thay thế tại các nước tiêu thụ là thích đáng.

Tại cuộc họp ngày 27/11/2014, các nước OPEC đã bị chia rẽ về chiến lược trước việc giá dầu giảm. Saudi Arabia, cùng với UAE và Qatar, đã đồng ý giữ nguyên sản lượng khi các nước thành viên khác thuộc tổ chức này lại chủ trương giảm sản lượng để bình ổn giá. Tình hình này từng diễn ra vào thời kỳ 1981-1986, khi thị trường lúc bấy giờ trở nên dư thừa nhờ một sự phát triển sản xuất dầu lửa ngoài OPEC và nhờ việc giảm nhu cầu do các chính sách tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng hoặc than để đối phó với cú sốc từ dầu lửa. Một bối cảnh khá giống với tình hình hiện nay.

Kỳ cuối: Lựa chọn cuộc chiến giá cả 
TTK (Theo tờ Al-Alam As-Siasiya)
Dầu lửa: Sự đặt cược của Saudi Arabia - Kỳ 1
Dầu lửa: Sự đặt cược của Saudi Arabia - Kỳ 1

Giá dầu lửa từ 110 USD/thùng vào tháng 6/2014 đã giảm xuống còn 50 USD/thùng vào tháng 1/2015 và sau đó dao động trong khoảng trên dưới 55 USD/thùng vào quý I năm nay. Đây là mức giảm giá chưa từng thấy kể từ lần giảm mạnh, diễn ra vào năm 2008 sau sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN