Bản chất của máy bay ném bom chiến lược là dành cho lực lượng không quân chiến lược. Tuy nhiên để đánh giá những chiếc máy bay ném bom nào được xếp vào danh sách những oanh tạc cơ tốt nhất mọi thời đại, theo trang mạng National Interest, phải căn cứ vào các tiêu chí như: Có giải quyết được các mục tiêu chiến lược của các nhà chế tạo hay không? Có đủ linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ khác và so với các máy bay ném bom cùng thời và nó có cạnh tranh được cả về mặt giá cả, khả năng cũng như tính hiệu quả hay không? Căn cứ vào những tiêu chuẩn này, 5 máy bay ném bom dưới đây có thể xếp vào hàng ngũ những oanh tạc cơ tốt nhất mọi thời đại:Handley Page Type O 400Các cuộc tấn công ném bom chiến lược đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất được thực hiện bởi các khinh khí cầu của Đức. Do trong lượng khá nhẹ nên nó có khả năng bay cao hơn so với các máy bay đánh chặn khi đó và đã giúp Đức tấn công có hiệu quả một số mục tiêu của Anh và vài quốc gia khác. Cùng với sự phát triển về khả năng đánh chặn và hệ thống phòng không theo thời gian, Đức, Italy và Anh bắt đầu nghiên cứu những loại máy bay ném bom có khả năng mang tải trọng nhiều hơn và bay xa hơn để đối chọi với quân Đức. Theo đó, Công ty hàng không Handley Page của Anh đã nghiên cứu và chế tạo ra loại máy bay ném bom hai tầng cánh Type O 400.
Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện vào ngày 17/12/1915 và đưa vào biên chế cho lực lượng không quân Anh 1 năm sau đó. Nó có tốc độ nhanh hơn, mang nhiều bom hơn các máy bay ném bom cùng thời lúc đó là Gotha IV và Caproni Ca.3. O 400 có sải cánh gần bằng Avro Lancaster (30,48m) nên có thể đạt tốc độ cực đại 157km/giờ với tải trọng cất cánh tối đa lên đến 6 tấn, trần bay 2,6km.
Được trang bị súng máy Lewis cỡ nòng 7,7mm, mang gần 1 tấn bom và thời gian bay 8 giờ, O 400 là một trong những trụ cột của không quân Anh trong giai đoạn gần cuối cuộc chiến. Một đơn vị O 400 đã phá hủy có hiệu quả những căn cứ không quân cũng như các cơ sở hậu cần của quân Đức. Các cuộc oanh tạc này cũng đặt nền tảng lý thuyết tác chiến không quân sau đó, trong đó (ít nhất là Mỹ và Anh) đã định hình ra cách thức phá hủy các mục tiêu của đối phương quy mô lớn.
Khoảng 600 chiếc O 400 đã được sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiếc cuối cùng được cho “nghỉ hưu” vào năm 1922. Trong thời gian này, các nước như Mỹ, Trung Quốc và Australia cũng trang bị O 400 cho lực lượng không quân của mình với số lượng nhỏ.
Junkers Ju 88Junkers Ju -88 được cho là một trong những máy bay linh hoạt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai do tập đoàn Junkers sản xuất và xuất xưởng lần đầu tiên vào giữa năm 1930. Junkers Ju 88 còn được biết đến với cái tên “Máy bay đa năng”, mặc dù nó chủ yếu được sử dụng thực hiện nhiệm vụ máy bay ném bom cỡ trung bình. Được trang bị động cơ đôi-bổ nhào và với hỏa lực mạnh, máy bay này thể hiện rất tốt vai trò của mình trên chiến trường như đánh đêm, đánh bổ nhào, oanh tạc - phóng ngư lôi, do thám và đánh bom hạng nặng. Với chi phí tương đối rẻ nhưng hiệu quả cao, không quân Đức đã sản xuất khoảng 15.000 chiếc - nhiều hơn bất kỳ loại máy bay bổ nhào nào của nước này - và đã tận dụng tối đa ưu thế của Ju 88 trên hầu hết các chiến trường, đặc biệt là trên mặt trận phía Đông và Địa Trung Hải.
Đức đã sử dụng máy bay trên tham gia tác chiến lần đầu tiên trong chiến dịch xâm lược Ba Lan và trong trận đánh này, một phi đội Ju 88 đã tiêu diệt 25 xe tăng của Ba Lan. Trong chiến dịch xâm lược Na Uy năm 1940, Ju 88 được sử dụng để tấn công vào bao vây tàu thuyền của quân đồng minh. 1 tốp Ju 88 thuộc không đoàn chiến thuật 30 của Đức tham gia chung chiến dịch với máy bay ném bom hạng nặng Heikel He 111, thuộc không đoàn chiến thuật 26, tấn công HMS Rodney và đánh chìm tàu HMS Gurkha. Kết thúc chiến dịch, Đức mất 4 chiếc Ju 88, một con số khá nhỏ. Ngoài ra, Ju 88 cũng thể hiện tốt uy lực và chiếm ưu thế trong các cuộc đụng độ với phía Anh, Pháp cũng như ở mặt trận phía Đông với Liên Xô.
De Havilland MosquitoDe Havilland Mosquito là một loại máy bay chiến đấu đa năng của Anh với tổ lái hai người, xuất hiện trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mosquito là một một trong số ít những chiếc máy bay ném bom có vinh dự được hoạt động ở tiền tuyến và do được chế tạo gần như hoàn toàn bằng gỗ, nên có biệt danh là "The Wooden Wonder" hay các phi công gọi một cách trìu mến là "Mossie".
Ban đầu người ta coi nó là một máy bay ném bom vận tốc cao không vũ trang, Mosquito được sử dụng đa nhiệm vụ trong không chiến, gồm: ném bom bay ngày tầng trung, ném bom bay đêm tầng cao, tìm đường, tiêm kích bay ngày hoặc đêm, tiêm kích-bom, bay xâm nhập, cường kích trên biển, và trinh sát không ảnh. Nó còn được Cơ quan Overseas Airways (BOAC) của Anh sử dụng làm máy bay vận tải. Với trọng lượng tương đối nhẹ do cấu tạo hoàn toàn bằng gỗ và trang bị động cơ Merlin tiên tiến, nên nó dễ dàng vượt qua các máy bay ném bom khác như Bf109 của Đức và hầu hết các máy bay chiến đấu khác của quân đồng minh lúc đó về tốc độ cũng như trần cao (vận tốc tối đa 668km/giờ, trần bay 11 km).
Mặc dù tải trọng bom của De Havilland Mosquito bị hạn chế (1,8 tấn bom), tốc độ tuyệt vời của nó kết hợp với các trang bị hiện đại cho phép nó có khả năng oanh tạc chính xác các mục tiêu của đối phương hơn các máy bay ném bom khác. Trong chiến tranh, không quân Hoàng gia Anh sử dụng De Havilland Mosquito cho các cuộc tấn công chính xác các mục tiêu có giá trị cao, trong đó có trụ sở của chính phủ, và các cơ sở phóng tên lửa V của Đức. Ngoài ra, máy bay này cũng thực hiện nhiệm vụ nghi binh, đánh lạc hướng các máy bay chiến đấu của quân Đức.
De Havilland được sản xuất hơn 7000 chiếc trang bị cho không quân Anh và một số nước đồng minh khác. Ví dụ, sau Chiến tranh thế giới Thứ 2, máy bay này vẫn nằm trong biên chế của không quân các nước như Israel , Nam Tư cũ và Cộng hòa Dominica.
Avro LancasterLà loại máy bay ném bom chiến lược rất được tin cậy của lực lượng không quân Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Lancaster thực hiện phần lớn các nhiệm vụ ném bom tấn công kết hợp (CBO). Avro Lancaster là một loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ do hãng Avro thiết kế chế tạo. Nó được đưa vào trang bị cho Bộ tư lệnh máy bay ném bom của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) năm 1942 và tham gia các cuộc ném bom chiến lược trên chiến trường Châu Âu. Lancaster trở thành máy bay ném bom hạng nặng chủ lực của RAF, Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) và lực lượng không quân của một số nước châu Âu khác.
Với tải trọng bom lớn hơn nhiều trong khi bay với tốc độ tương tự và một phạm vi dài hơn một chút so với so với B-17 hoặc B -24, nó đã làm lu mờ vai trò của các loại máy bay ném bom cùng thời như Handley Page Halifax và Short Stirling. Nó được đặt tên thân mật là "Lanc", tên gọi này đã trở nên nổi tiếng nhất và là máy bay ném bom ban đêm thành công nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó đã "thả 608.612 tấn bom trong 156.000 phi vụ". Hơn 7000 chiếc Lancasters đã được chế tạo và chiếc cuối cùng bị thải loại vào năm 1960 sau khi Canada sử dụng chúng thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tuần tra biển lần cuối.
B-52Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Mỹ (USAF) sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36 và Boeing B-47. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó chỉ được dùng để thả các vũ khí quy ước trong các cuộc chiến tranh thực tế. Đây là máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất và mang được đến 27 tấn vũ khí.
Những tính năng bay xuất sắc ở tốc độ cận âm và chi phí vận hành tương đối rẻ đã duy trì chiếc B-52 phục vụ trong thời gian gần 70 năm, cho dù đã có những đề nghị để thay thế nó bằng kiểu máy bay siêu âm Mach 3 XB-70 Valkyrie, siêu âm B-1B Lancer và kiểu tàng hình B-2 Spirit. Để biểu diễn khả năng vươn tới toàn cầu của chiếc B-52, từ ngày 16 - 18/1/1957, ba chiếc B-52B thực hiện chuyến bay không nghỉ vòng quanh thế giới trong Chiến dịch Power Flite, trải qua gần 40.000 km trong khoảng 45 giờ với nhiều lần tiếp nhiên liệu trên không bởi máy bay KC-97. Sau đó, B-52 lập thêm nhiều kỷ lục như: một chiếc B-52D lập kỷ lục thế giới về tốc độ 560.705 mph (902 km/h) trên một quãng đường bay vòng tròn khép kín dài 10.000 km không mang tải trọng năm 1958.Năm 1962, một chiếc B-52H lập kỷ lục thế giới khi bay không tiếp thêm nhiên liệu từ Căn cứ Không quân Kadena, Okinawa, Nhật Bản, đến Căn cứ Không quân Torrejon, Tây Ban Nha, trải qua 20.177 km. Đến năm 1963, Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ có lực lượng cao điểm nhất với 650 chiếc B-52 hoạt động trong 42 phi đội và tại 38 căn cứ.
Tuy nhiên, B-52 đã chịu thất bại nặng nề và duy nhất trên chiến trường trong chiến tranh Việt Nam năm 1972, hay còn gọi là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” mà phía Mỹ gọi là Chiến dịch Linebacker II. Trong chiến dịch này, nhằm giữ thể diện của một siêu cường quân sự và để rút quân trong danh dự, Mỹ đã tiến hành chiến dịch đánh bom lần cuối này với ý định "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá", giảm bớt sự hỗ trợ quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, với sự chiên đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo và anh dũng của quân và dân miền Bắc, kế hoạch của Mỹ đã bị thất bại thảm hại và chịu tổn thất hết sức nặng nề với 34 máy bay B-52 bị tiêu diệt, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên bị bắn rơi bởi máy bay MIG 21 do phi công Phạm Tuân của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Vì thế hãng tin AP lúc đó đã bình luận một cách đầy lo lắng rằng: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì chỉ sau 3 tháng, B-52 sẽ tuyệt chủng".
Sau đó, B-52 vẫn được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Lạnh, thực hiện các nhiệm vụ tuần tra cảnh giác trên không dưới các tên mã như Head Start, Chrome Dome, Hard Head, Round Robin, và Giant Lance. Những chiếc máy bay ném bom bay quanh quẩn tại các điểm bên ngoài lãnh thổ Liên Xô để sẵn sàng nhanh chóng tung ra đòn tấn công trước hoặc duy trì khả năng trả đủa trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. B-52 cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chiến dịch Bão táp Sa mạc trong chiến tranh Iraq năm 1999, góp phần vào chiến thắng của lực lượng Mỹ trong Chiến dịch Thực thi Tự do tại Afghanistan năm 2001, nhờ khả năng bay lâu bên trên chiến trường và hỗ trợ tấn công mặt đất qua việc sử dụng các vũ khí dẫn đường chính xác, một nhiệm vụ trước đây chỉ được giao cho máy bay tiêm kích và máy bay cường kích. B-52 cũng giữ vai trò chủ chốt trong Chiến dịch Iraq Tự do năm 2003, khi nó hỗ trợ mặt đất và ném bom. Và gần đây nhất, 2 chiếc B-52 của Mỹ đã cố tình đi vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập trên biển Hoa Đông trong một động thái ngoại giao ám chỉ sự phản đối với tuyên bố này của Bắc Kinh.
Trong thế kỷ qua, nhiều quốc gia đã đầu tư nguồn lực lớn đối với máy bay ném bom, mặc dù sự đầu tư này có lúc mang lại hiệu quả chiến lược nhưng cũng có lúc không. Máy bay ném bom tốt nhất không có nghĩa là chỉ thực hiện hiệu quả duy nhất một nhiệm vụ mà còn phải đảm đương được các nhiệm vụ khác một cách linh hoạt khi được yêu cầu. Ví dụ, một "đối trọng" với B-52 của Mỹ hiện nay là máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt Tu-95 của Không quân Nga. Một phần lý do dẫn tới quãng thời gian hoạt động cao và giống như B-52, Tu-95 thích hợp chuyển đổi sử dụng cho nhiều mục đích. Trong khi ban đầu Tu-95 chỉ được dự định thiết kế cho các loại vũ khí hạt nhân, sau này nó đã được chuyển đổi để thực hiện rất nhiều vai trò khác, như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự.
CT (
Theo N.I)