Theo tạp chí “The National Interest”, trong lịch sử không quân, một số loại tiêm kích có biệt hiệu là “quan tài bay” và tạp chí này đã công bố danh sách các “tiêm kích tồi nhất mọi thời đại”.
Tiêu chí đánh giá của tạp chí là sự thất bại trong việc thực thi các nhiệm vụ chiến thuật, khả năng đối chọi với các máy bay cùng thời kỳ và mức độ rủi ro với phi công điều khiển chúng.Trong danh sách này có loại tiêm kích Royal Aircraft Factory B.E.2 của Anh, tiêm kích dành cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ Brewster F2A Buffalo và cái gọi là “series 100” tiêm kích Mỹ (F-101, F-102, F-104 và F-105). Các “quan tài bay” của Liên Xô gồm LaGG-3 và MiG-23.
Trong thập niên 1930, quá trình hiện đại hóa quân đội Xô viết diễn ra với tốc độ nhanh chóng, do vậy có những thời điểm công nghệ chưa thể bắt kịp. Do vậy đứa con của Lavochkin, Gorbunov và Gudkov (LaGG), xuất hiện năm 1941, thật đáng “thất vọng” trong cuộc chiến với Messerschmitt Bf-109 của Đức.
Theo tạp chí trên, LaGG-3 làm bằng gỗ có động cơ yếu, khi trúng đạn tan thành từng mảnh nhỏ. Kết quả là các phi công phiên âm lóng LaGG như “cỗ quan tài đảm bảo bóng lộn”. Thêm vào đó, các phi công Xô viết thời điểm đó cũng chưa có kinh nghiệm. LaGG-3 phải ngừng sản xuất từ năm 1942, tuy nhiên tổ hợp công nghiệp-quân sự Liên Xô vẫn xuất xưởng loại máy bay này cho tới năm 1944.
Với MiG-23 nó phải cạnh tranh với F-4 và F-111c cánh cụp cánh xòe của Mỹ. MiG-23 đương nhiên mạnh mẽ song điều khiển không dễ. Vì thế các phi công nhóm “Đại bàng đỏ” của Mỹ gọi nó là “quả bom chậm chạp”. MiG-23 không có một số lợi thế giống như các dòng máy bay đời trước nó, vì thế chiếc máy bay lớn này dễ nhận biết hơn. Ngoài ra nó cũng khó bảo dưỡng, động cơ chóng hỏng.
Chính vì thế các nước thành viên Hiệp ước Warsaw, mà ban đầu loại máy bay này được thiết kế dành cho họ, quyết định vẫn giữ MiG-21 lại sử dụng. Cũng chính vì thế các thành công của MiG-23 tại Syria, Iraq và Libya không mấy ấn tượng.
Duy Trinh