Hà Nội kết nối giao thương nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh

Sáng ngày 7/3, Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề, sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022” tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức.

Chú thích ảnh
Khai mạc Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề, sinh vật cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022.

Mục tiêu của Hội chợ là khôi phục sản xuất, tăng cường kết nối giao thương, quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Tham gia trưng bày tại hội chợ có 100 gian hàng của các chủ thể, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với 78 đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và 19 tỉnh trên cả nước (gồm Tuyên Quang, Nha Trang, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đăk Lăk, Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bình Thuận, Hà Giang, Thái Bình, Bắc Ninh).

Triển lãm sinh vật cảnh có 250 nhà vườn đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên lề Hội chợ còn diễn ra Hội thảo ứng dụng công nghệ chuyển đổi số nông nghiệp, quản trị số doanh nghiệp hợp tác xã phục vụ canh tác nông nghiệp thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Hà Nội.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hà Nội hiện có 318 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận “làng nghề Hà Nội”, gồm 48 làng nghề truyền thống, 270 làng nghề mới. Sản phẩm các làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, nhiều sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hà Nội cũng đã xây dựng 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp; trên 7.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code và có trên 1.500 sản phẩm OCOP. Đây là tiềm năng và tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn

“Sự kiện lần này có ý nghĩa quan trọng với Hà Nội nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xác định mã số vùng trồng, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Đây cũng là cơ hội giúp các chủ thể, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, bán hàng Online, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm...“, ông Chu Phú Mỹ cho biết.

Chú thích ảnh
Giới thiệu về giống lan.
Chú thích ảnh
Nhiều sản phẩm nông sản an toàn được giới thiệu tới người tiêu dùng.
Chú thích ảnh
Biểu tượng làm từ sản phẩm OCOP Hà Nội.
Chú thích ảnh
Thực phẩm an toàn được giới thiệu tại hội chợ.
Chú thích ảnh
Sản phẩm làng nghề gắn logo OCOP Hà Nội.
Chú thích ảnh
Nhiều cây cảnh quý được triển lãm tại hội chợ.
Chú thích ảnh
Theo Ban tổ chức, hội chợ tổ chức từ ngày 7-10/3/2022; riêng triển lãm Sinh vật cảnh sẽ kéo dài thêm đến hết ngày 17/3/2022.
Chùm ảnh, clip: XM/Báo Tin tức
Thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng
Thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng

Từ sau Tết đến nay, việc thiếu lao động đang diễn ra cục bộ tại một số địa phương. Một số nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn như thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng… đáp ứng các đơn hàng và phục hồi trong giai đoạn bình thường mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN