Nhiều trường học vừa đón lễ khai giảng năm học mới, vừa khắc phục hậu quả bão lũ

Hôm nay (5/9), hơn 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ dự lễ khai giảng năm học mới 2018-2019, đúng ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”. Lễ khai giảng năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương vừa trải qua mưa lũ nặng nề.

Chú thích ảnh
Lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp.
Chú thích ảnh
Chuẩn bị lễ khai giảng tại trường PTTH Việt Đức

  

Chú thích ảnh

  

Chú thích ảnh
Chuẩn bị lễ khai tại trường PTTH Việt Đức

  

Chú thích ảnh

  

Chú thích ảnh

  

Chú thích ảnh
Vui mừng lễ khai giảng năm học 2018-2019

  

Chú thích ảnh
Ngày tựu trường

  

Chú thích ảnh
Rộn ràng không khí khai giảng tại trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa)

  

Chú thích ảnh

  

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo, năm nay chương trình khai giảng diễn ra ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm.

Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục nhanh chóng ổn định kế hoạch năm học, đảm bảo nội dung chương trình giáo dục theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử theo quy định của Bộ GD-ĐT. Việc tổ chức các hoạt động đón học sinh đầu cấp học cũng được yêu cầu thực hiện nhanh chóng.

Trong diễn văn khai giảng của hiệu trưởng tránh dài dòng, không được báo cáo thành tích. Hiệu trưởng đánh trống khai trường và khen thưởng cá nhân, tập thể. Lồng ghép tổ chức đón học sinh vào các lớp đầu cấp.

Thông điệp “Tất cả vì học sinh thân yêu” được thực hiện, lan tỏa ngay chính trong buổi lễ thiêng liêng này. Phần nghi lễ, khánh tiết được thực hiện trang trọng nhưng ngắn gọn để dành nhiều thời gian cho các em tham gia các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo nguồn hứng khởi, năng lượng và để lại ấn tượng khó phai trong lòng mỗi học trò.

*Tại Hà Nội, theo Sở GD - ĐT Hà Nội, Sở đã có văn bản hướng dẫn khai giảng năm học mới và tổ chức một số hoạt động đầu năm học. Theo đó, lễ khai giảng năm học mới năm nay trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra trong vòng 1 giờ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30.

Sở cũng yêu cầu nội dung lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Đối với cấp học mầm non, Sở GD-ĐT yêu cầu tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo về thời lượng, nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt cho trẻ trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, chuẩn bị cho năm học mới, các quận, huyện, thị xã đã xây mới được 74 trường học (trong đó có 29 trường được thành lập mới) bổ sung thêm 1.579 phòng học. Toàn thành phố cũng đa cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp.

Bên cạnh đó, 100% cán bộ quản lý và giáo viên các ngành học, cấp học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trước khi vào năm học mới. Ngành GD-ĐT Thủ đô đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để có được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của năm học mới 2018-2019.

*Lễ khai giảng năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương vừa trải qua mưa lũ nặng nề, bởi vậy, có nhiều trường không thể tiến hành lễ khai giảng, hoặc có nhiều trường khai giảng xong các em lại tiếp tục phải nghỉ học để sửa chữa lại trường lớp, khôi phục cơ sở vật chất, môi trường của cơ sở giáo dục...

Như tại Thanh Hoá, đợt mưa lũ cuối tháng 8, đầu tháng 9/2018 đã khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chìm trong biển nước. Theo báo cáo của ngành giáo dục Thanh Hóa, có 13 điểm trường trong toàn tỉnh bị ngập lụt, 6 điểm trường bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, 2 nhà bán trú cho học sinh bị vùi lấp. 

Hay tại Yên Bái, khi năm học 2018-2019 bắt đầu, cơ sở vật chất của một số điểm trường đã bị mưa lũ làm hư hỏng. Ở nhiều khu vực, các em học sinh vùng cao khai giảng trong tình trạng thiếu đồ dùng học tập, giao thông bị chia cắt, đi lại rất khó khăn…

Chú thích ảnh
Hàng trăm giáo viên, phụ huynh, bộ đội được huy động để dọn dẹp tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tà Hộc, huyện Mai Sơn. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN

Tại tỉnh Sơn La, hiện tại nhiều địa phương vẫn đang bị chia cắt do nước lũ, khiến cho việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là huyện Mai Sơn là địa phương có nhiều trường học bị thiệt hại nặng nề trong những ngày mưa lũ vừa qua. Ghi nhận của phóng viên TTXVN, trong ba ngày từ 28 - 30/8, Trường Tiểu học và Trường Trung học Cơ sở Tà Hộc (huyện Mai Sơn) phải hứng chịu 3 cơn lũ liên tiếp. Không những thế, những trận lũ sau còn gây hậu quả nặng hơn. Những ngày qua, giáo viên phải thức trắng đêm để vừa thu dọn đồ đạc vừa đề phòng lũ quét bất ngờ. Sau khi nước lũ rút, các giáo viên đã rất nỗ lực để cứu tài sản còn lại, cũng như chuẩn bị cho năm học mới.

Trong ngày 4/9, dưới cơn mưa tầm tã, hơn 100 người là giáo viên, phụ huynh cùng các chiến sỹ quân đội, công an vẫn không dừng việc dọn dẹp trên sân trường Tiểu học và trường Trung Cơ sở xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, chuẩn bị cho lễ khai giảng sáng 5/9. Sân trường và trong các lớp học vẫn ngập đầy bùn đất. Những lớp bùn dày có nơi lên đến 1m là hậu quả của việc mưa lũ trong những ngày qua khiến nước suối lên cao và tràn vào. 

Khó khăn là thế, nhưng tất cả vẫn đồng lòng nỗ lực để cho các em học sinh có được một lễ khai giảng vào đúng ngày 5/9 thiêng liêng này. Đối với hệ thống cơ sở vật chất bị hư hỏng, ngành Giáo dục huyện Mai Sơn đã có các phương án khắc phục. Ông Phạm Văn Khanh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn cho biết: "Hiện nay, đơn vị đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, bàn ghế cho các cháu. Tuy nhiên, do đường giao thông đang bị cô lập, trong thời gian tới, khi thông tuyến, chúng tôi sẽ kịp thời vận chuyển cho các trường nhằm đảm bảo công tác dạy và học".

Còn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn Hà Văn Bình khẳng định, đối với các điểm trường tập trung, huyện vẫn chỉ đạo khai giảng đúng lịch chung vào ngày 5/9. Một số điểm trường còn khó khăn, bị chia cắt do mưa lũ, huyện đã có kế hoạch giãn thời gian học, bố trí thời gian học bù khi các điều kiện về sĩ số học sinh và cơ sở vật chất đảm bảo.

Theo báo cáo chiều 4/9, tổng số trường không thể khai giảng vào ngày 5/9 trong toàn quốc là 4 trường (Thanh Hóa 3, Nghệ An 1). Cụ thể, 3 trường ở huyện Mường Lát (Thanh Hoá) dự kiến lùi lễ khai giảng đến ngày 8/9 là: Mầm non Mường Chanh, Tiểu học Mường Chanh và THCS Mường Chanh do địa bàn chia cắt, học sinh không thể đến trường. Còn tại Nghệ An là trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Con Cuông, với khoảng 300 học sinh.

Cũng tại Thanh Hoá, có 3 trường phải đi khai giảng nhờ, gồm trường Tiểu học Trung Sơn; THCS Phú Xuân; Mầm non Thành Sơn (huyện Quan Hóa).

Còn tại tỉnh Hoà Bình, có 20 em học sinh ở xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu phải thực hiện khai giảng tại xóm trong xã, không đến được điểm trung tâm để khai giảng, do đường giao thông chưa thông tuyến...

Chương trình học năm 2018-2019:
+ Kết thúc học kỳ I trước ngày 20/1/2019.
+ Kết thúc học kỳ II trước ngày 25/5/2019.
+ Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2019.
+ Trước ngày 15/6/2019 sẽ hoàn thành xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cũng như xét công nhận tốt nghiệp THCS.
+ Trước 31/7/2019 hoàn thành việc tuyển sinh lớp 10.
L.Sơn - TTN/Báo Tin tức
Khánh thành trường mới cho học sinh vùng lũ Trạm Tấu trước thềm năm học
Khánh thành trường mới cho học sinh vùng lũ Trạm Tấu trước thềm năm học

Ngày 4/9, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội doanh nhân trẻ Yên Bái tổ chức khánh thành, bàn giao công trình nhà lớp học cho các em học sinh vùng lũ trước thềm năm học mới 2018-2019.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN