Có 3 dạng kỹ năng Địa lý thường sử dụng trong quá trình làm bài thi là: Kỹ năng biểu đồ, Bảng số liệu thống kê và Atlat địa lý Việt Nam.
Biểu đồ là công cụ quan trọng trong học tập và nghiên cứu địa lý và là yếu tố quan trọng để học sinh làm bài thi đạt kết quả cao.
Có rất nhiều dạng biểu đồ, tuy nhiên để học sinh dễ nhớ, môn Địa lý thường 3 dạng biểu đồ là các biểu đồ cơ bản (biểu đồ trong, biểu đồ đường, biểu đồ cột); các biểu đồ biến đổi từ dạng cơ bản (biểu đồ miền, biểu đồ tròn, biểu đồ đường chỉ số, biểu đồ kết hợp) và các dạng biểu đồ đặc biệt (tháp dân số, biểu đồ khí hậu, biểu đồ kết hợp giữa miền và đường).
Biểu đồ tròn ở dạng biến đổi khác với biểu đồ tròn ở dạng cơ bản là: Biểu đồ tròn dạng cơ bản chỉ thể hiện cơ cấu còn biểu đồ tròn dạng biến đổi từ cơ bản thể hiện quy mô và cơ cấu và khi vẽ học sinh cần tính bán kính của hình tròn.
Ngoài biểu đồ, kỹ năng về Atlat địa lý Việt Nam cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thi. Trong cấu trúc đề tham khảo Tốt nghiệp THPT 2021, Atlat địa lý Việt Nam chiếm dung lượng 15 câu hỏi. Để làm tốt phần này, các em học sinh cần đặc biệt lưu ý: Đọc kỹ bảng chú giải, tìm hiểu phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và vận dụng các quy luật địa lý để làm bài. Với kỹ năng về bảng số liệu thống kê, học sinh tiến hành theo các bước: Đọc kỹ bảng số liệu, tìm ra quy luật và dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lý xảy ra.
Dưới dây là video thầy Nguyễn Mạnh Hà hướng dẫn học sinh về các kỹ năng địa lý nêu trên thông qua các ví dụ cụ thể: