Cơ quan nào có thẩm quyền phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội?

Bạn đọc hỏi: Việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cơ quan nào dự kiến và theo căn cứ nào?

Về vấn đề này, báo Tin tức xin thông tin như sau:

Theo cuốn Hỏi – đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật ấn hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định theo các căn cứ sau đây:

- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương.

- Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 người.

- Bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là sáu đại biểu Quốc hội.

Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 6 đại biểu thì có 2 đại biểu Trung ương.

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 7 đại biểu thì có 3 đại biểu Trung ương.

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 8 đại biểu thì có 3 - 4 đại biểu Trung ương.

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 9 đại biểu thì có 4 đại biểu Trung ương.

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 11 - 14 đại biểu thì có 5 - 7 đại biểu Trung ương.

- Đoàn đại biểu Quốc hội có 29 - 30 đại biểu thì có 14 - 15 đại biểu Trung ương.

V.T/Báo Tin tức
Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?
Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử?

Bạn đọc hỏi: Nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử được thực hiện như thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN