Thông tư áp dụng cho tất cả các cá nhân tham gia hoạt động giám định cổ vật trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám định cổ vật.
Theo quy định tại Thông tư, chuyên gia giám định cổ vật phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất...
Cũng theo Thông tư, chuyên gia giám định cổ vật phải có ít nhất 5 năm trực tiếp tham gia hoạt động khảo cổ học, bảo quản, tu sửa cổ vật, thẩm định tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và khoa học tự nhiên có liên quan; có ít nhất 3 bài báo khoa học về cổ vật được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham gia biên soạn sách chuyên khảo về cổ vật đã được xuất bản.
Ngoài ra, là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo nói trên và có ít nhất 10 năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Toàn văn Thông tư: