Với những người làm kinh doanh, buôn bán, việc thờ Thần Tài là việc vẫn làm cả năm vào ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng để cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó. Với người dân, nếu trong nhà có đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa thì cũng nên cúng vào vào mùng 1 và 15 hoặc mùng 10 âm lịch hàng tháng, cùng với bàn thờ tổ tiên, các bàn thờ khác trong nhà.
Bày biện bàn thờ trong ngày cúng vía Thần Tài. |
Dưới đây là chỉ dẫn về cách thức thờ cúng Thần Tài đúng cách:
Tìm hiểu về Thần TàiThần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng Đông phương. Ông Thần Tài khi cắt nghĩa Thần có nghĩa là vị thần, là tinh thần là thiêng liêng màu nhiệm, còn tài là trí phi thường và cũng có nghĩa là của cải, tiền bạc. Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải.
Riêng ngày vía Thần Tài hiện vẫn lưu truyền một câu chuyện đậm chất dân gian. Chuyện kể rằng trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì. Đến khi tỉnh dậy thì quần áo vừa bị lột sạch, vừa mất trí nhớ chẳng còn biết mình là ai.
Thần Tài không biết làm việc nên đi lang thang xin ăn khắp nơi. Cửa hàng nào có Thần Tài vào ăn thì khách kéo đến nườm nượp. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến quán của mình ăn, vậy nên mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.
Để tưởng nhớ, người ta chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.
Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài mang của cải cho mỗi gia đình. Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
Chuẩn bị bàn thờ Thần TàiKhi bày biện bàn thờ Thần tài cần lưu ý những thứ không thể thiếu sau:
- Tượng ông Thần Tài đặt bên trái, tượng ông Thổ Địa đặt bên phải.
- Một bát hương đặt ở giữa.
- Lọ hoa đặt bên tay phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng.
- Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Ngày cúng Thần Tài hàng tháng cần chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau.
- Chén nước.
- Đèn hoặc nến.
- Đĩa bày đồ lễ.
Bàn thờ Thần Tài đặt ở vị trí sáng sủa, có ánh sáng tự nhiên là tốt nhất. Nếu bàn thờ tối thì có thể thắp thêm đèn cho sáng. Bên cạnh bàn thờ, để tăng thêm những linh khí tốt đẹp, có thể đặt một chậu cây trồng trên đất xanh tốt quanh năm.
Cách đặt thờ Thần TàiTrong quan niệm của người Việt thì bàn thờ Thần Tài rất quan trọng đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.
Bàn thờ Thần Tài được đặt trên mặt đất chứ không phải vị tí cao như bàn thờ tổ tiên. Gia chủ đặt bàn thờ tại vị trí trang nghiêm, thông thoáng và sạch sẽ nhất trong cửa hàng, cửa hiệu quả hay ngôi nhà của chủ nhân. Đặc biệt cần đặt ở nơi thấy hết được sự ra vào của khách hàng.
Chọn hướng bàn thờ Thần Tài - ông Địa quan sát có 2 hướng nên chú ý đó là cung Thiên Lộc và cung Quý Nhân. Đây được xem là hướng đặt bàn thờ giúp việc kinh doanh của chủ nhà sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp theo quan niệm dân gian. Cung Thiên Lộc thì tại hướng Đông Nam, cung Quý Nhân tại hướng Tây Bắc. Nếu xác định vị trí các cung này chuẩn xác nên dùng la bàn để xác định hướng. Tuy nhiên cũng không bỏ qua yếu tố tương hợp với tuổi của chủ nhà.
Cách cúng vía Thần Tài ngày mùng 10 TếtTheo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài – tức ngày mùng 10 tháng Giêng, là ngày đẹp nhất và đem lại nhiều may mắn nhất cho mỗi người.
Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía Thần Tài người ta cúng mặn với cỗ tam sên.
- Cỗ cúng mặn ngày vía Thần Tài gồm có: 1 bình hoa, 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng (đều luộc),1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài. Có người còn cúng thêm cả cá nướng và cua... tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ. Gia chủ cũng có thể cúng thêm vài phân vàng trong ngày vía Thần Tài gọi là để cầu tài lộc, sung túc cho gia đình.
- Lễ cúng chay vào các tháng khác trong năm gồm có: 1 bình hoa, giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, 1 bát nước đầy, bánh chay hoặc bánh ngọt. Ngày thường nên thờ một nải chuối chín vàng.
Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài
- Việc cúng Thần Tài nói chung và đọc văn khấn Thần Tài nói riêng dựa trên lòng thành của chủ nhà. Tùy thuộc vào mong muốn, mục đích của mình, chủ nhân có thể kêu cầu những điều cần thiết.
- Mỗi ngày chủ nhà hoàn toàn có thể thắp hương Thần Tài vào buổi sáng hoặc chiều tối khoảng 6 - 7 giờ và mỗi lần nên đốt 5 nén nhang.
- Hàng tháng phải lau bàn thờ và tắm cho ông Thần Tài một lần. Cũng có một số nơi tắm cho ông vào ngày 14 Âm lịch. Khi tắm cho tượng phải pha rượu vào nước hoặc dùng nước lá bưởi. Khăn lau sạch sẽ, chỉ dùng với mục đích lau ban, không dùng cho việc khác.
- Tránh chó mèo quậy phá hoặc làm ô uế ở nơi thờ Thần Tài sẽ không tốt cho công việc của chủ nhà.
- Vàng mã đốt ở ngoài, còn rượu vào nước đứng ở cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem nhiều lộc vào ngôi nhà.
- Bánh trái cây sau khi thụ lộc chỉ dùng người trong nhà dùng.
Về quan niệm mua vàng trong ngày vía Thần Tài
Theo quan niệm trong dân gian, đi mua vàng đúng ngày vía Thần Tài bay về trời để cầu mong may mắn, tài lộc trong suốt 1 năm.
Trước đây, mọi người chỉ mua vàng lấy hên với những miếng vàng nhỏ lẻ, cân nặng từ 5 phân đển nửa chỉ để phục vụ đức tin của người dân. Vài năm gần đây mới xuất hiện trào lưu mua vàng số lượng lớn trong ngày này.
Đi mua vàng ngày vía Thần Tài phải chú ý chọn cửa hàng có uy tín, đảm bảo chất lượng. Khách hàng thường mua nhẫn tròn trơn 0,5-2 chỉ, nên chọn loại ép vỉ. Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng. Với các loại vàng miếng nên yêu cầu xuất hóa đơn tài chính, ghi rõ seri miếng vàng loại 0,5 chỉ hoặc 1 lượng.