Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, hàng nghìn lượt khách thập phương đến đền Củi, xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) để dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh và thưởng thức nét văn hóa đặc trưng.
Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.
Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản.
Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 14 - 16/2 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Ngày 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên (Hà Nam) đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.
Một mùa Xuân mới đang về, nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa dịp đầu Xuân đã diễn ra tại các địa phương trong ngày 3/2, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và niềm tin vào một khởi đầu mới tốt đẹp.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, ban tổ chức đã ra mắt sách “Đóa hoa sương núi” của tác giả Tâm An. Đây là một câu chuyện về đời sống văn hóa, cuộc sống, ước mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai.
Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), đông đảo Phật tử, du khách thập phương về đền Bà Chúa Kho (tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh) dâng "lễ vay và xin lộc" đầu năm lên đến hàng nghìn người. Mặc dù rất đông người đến lễ, nhiều đoạn đường bị ùn tắc nhưng công tác bảo đảm an ninh trật tự được bảo đảm.
Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, chương trình “Lì xì lộc sách đầu xuân” sẽ trao tặng 20.000 cuốn sách nói miễn phí cho người dân và du khách tham quan.
Lễ cúng tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên đán của dân tộc Mường ở Hòa Bình là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tín ngưỡng, đồng thời phản ánh một phần bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường nơi đây.
Hưởng ứng chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” của Lễ hội Đường sách Tết Ất Tỵ 2025, Sbooks Kids (Skids) đã giới thiệu bộ sách tranh truyện song ngữ độc đáo mang tên “Hà Nội - Sài Gòn du ký”, kể về hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với những câu chuyện đầy màu sắc và hấp dẫn.
Những chương trình thân quen như “Gặp nhau cuối năm”, “Tự hào Thể thao Việt Nam”, “Vạn xuân”, “Tết nghĩa là hy vọng”… sẽ được trình chiếu trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam ngày 29 Tết với mong muốn đem lại nhiều niềm vui, tiếng cười và cả những niềm hy vọng, lạc quan cho khán giả nhân dịp chào xuân Ất Tỵ 2025.
Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.
Trong cái lạnh vùng cao nguyên đá, nơi địa đầu Tổ quốc những ngày sát Tết Nguyên đán 2025, các phiên chợ Tết ở Hà Giang lại càng thêm đông vui, nhộn nhịp.
Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài -TH Hà Nội (Đài Hà Nội) thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật “Mùa Xuân đỏ”, phát sóng lúc 20h ngày 3/2/2025, tái hiện chặng đường đầy vẻ vang của Đảng 95 năm qua.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, “Nét Việt Nam” đánh dấu nỗ lực nhiệt huyết của thế hệ Gen Z trong việc giữ gìn và lan tỏa giá trị truyền thống Việt Nam, tinh hoa của lịch sử và văn hóa dân tộc.
"Gala Cười 2025" với chủ đề "Bật tiếng cười lên" quy tụ dàn diễn viên hài hùng hậu từ Bắc vào Nam sẽ được phát sóng vào lúc 20 giờ ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.
Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.