Dây chuyền sản xuất hiện đại hàng đầu thế giới của Nuiphao Mining |
Cùng với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình (thị xã Phổ Yên), Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo tại huyện Đại Từ với tổng vốn đầu tư hơn 500 triệu USD do Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nuiphao Mining) thuộc Công ty Masan Tài Nguyên ở huyện Đại Từ đang quản lý và vận hành là một trong những dự án sản xuất công nghiệp lớn, hiệu quả cao với những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Điều đáng nói đây là dự án đầu tư do chính doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đầu tư, quản lý, vận hành. Các sản phẩm cao cấp của Công ty là nhân tố thiết yếu, là động lực cho công cuộc đổi mới của nền công nghiệp toàn cầu vì đây là những sản phẩm tối quan trọng cho các ngành công nghiệp điện tử, máy tính, sinh học, công nghệ cao…
Theo ông Nguyễn Ngô Quyết, Giám đốc Sở Công thương Thái Nguyên, năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đạt 12,6%, cao hơn 2 lần so với bình quân cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 570 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị nhóm sản phẩm kim loại mầu và quặng kim loại mầu có giá trị trên 265 triệu USD, tăng gần 44% so với kế hoạch. Việc tăng trưởng cao trong nhóm sản phẩm này có sự đóng góp chủ yếu của Masan Tài Nguyên. Năm qua, sản lượng bistmut xi măng, flourit… của doanh nghiệp đều tăng từ 5 đến 10%. Đặc biệt, sản phẩm chủ lực vonfram tăng gần 60% so với cùng kỳ. Qua đó, Nuiphao Mining đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước trên 900 tỷ đồng trong năm 2017, nâng tổng số nộp ngân sách của Công ty trong 3 năm trở lai đây xấp xỉ 3200 tỷ đồng; Có thể nói, sự tăng trưởng về hoạt động kinh doanh của Masan Tài nguyên luôn song hành với những lơi ích về môi trường, cộng đồng và xã hội mà Dự án mang lại.
Nhà máy chế biến kháng sản của Nuiphao Mining về đêm. |
Qua thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng trong quý I/2018, Nuiphao Mining đã đạt tổng doanh thu hơn 1400 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Với tốc độ phát triển nhanh, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, Masan Tài Nguyên đã trở thành nhà chế biến sâu các sản phẩm công nghiệp từ Vonfram hàng đầu thế giới với thị phần 36% ngoài Trung Quốc. Thương hiệu Masan Resources được công nhận có tầm ảnh hưởng toàn cầu và là một trong những mỏ hoạt động an toàn nhất thế giới.
Ngoài những đóng góp đối với ngân sách nhà nước, Masan Tài nguyên còn tạo việc làm ổn định cho khoảng 2000 người dân địa phương, triển khai Chương trình Tài chính vi mô cho gần 300 hộ dân được vay vốn phát triển sản xuất trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án với tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng, đi đầu trong công tác hỗ trợ với địa phương mở rộng mô hình chè VietGap – cây công nghiệp mũi nhọn ở Thái Nguyên với tổng diện tích 75.5 ha và 302 hộ tham gia.
Ông Craig Bradshaw, Tổng giám đốc Công ty Masan Tài Nguyên cho biết: là doanh nghiệp đã có hàng chục năm hoạt động trong môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã chứng kiến và đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là Công ty đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và các sở ban ngành như Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên… trong viêc tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn và giám sát cho doanh nghiêp trong việc xin các loại hình giấy phép, thực thi công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội trên địa bàn. Masan Tài Nguyên đã đầu tư để vận hành mỏ Núi Pháo tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010.
Ông Craig chia sẻ tiếp- nhờ sự ủng hô của chính quyền các cấp cũng như sự nỗ lưc phấn đấu của hàng ngàn cán bộ công nhân viên, trong đó chủ yếu là người địa phương, sau 8 năm vận hành, Nuiphao Mining đã trở thành nhà chế biến sâu hoá chất công nghiệp và kim loại với quy mô toàn cầu, chiếm 36% thị phần vonfram ngoài Trung Quốc và trở thành minh chứng về môi trường đầu tư năng động, tích cực tại tỉnh Thái Nguyên…
Mục tiêu trong năm 2018 của Masan Tài Nguyên là trở thành nhà sản xuất tích hợp về chế biến khoáng sản và hóa chất lớn trên thế giới, nhà cung cấp chủ chốt trên thị trường các sản phẩm tinh chế dòng cao cấp, đạt tổng doanh thu từ 7.300 đến 8000 tỷ đồng, tiếp tục trở thành một trong những doanh nghiệp đóng góp ngân sách hàng đầu cho tỉnh Thái Nguyên. Với chiến lược phát triển của mình Masan Tài nguyên đang tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành nhà sản xuất hóa chất và kim loại công nghiệp cao cấp tích hợp, tầm cỡ thế giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.