Những kinh nghiệm thực tế mà bà gặp được ở trên trường đời thì không biết bà có học hỏi được những điều gì qua cuốn sách nào để mình có thể kinh doanh thành công hay không?
Bà Trần Uyên Phương: Đây là một câu hỏi mà Phương nghĩ chắc rất nhiều người mong đợi và muốn tìm được một công thức nào đó. Giống như lúc Phương viết cuốn “Vượt lên người khổng lồ”, Phương rất mong muốn có thể đưa ra một điều gì đó, đây cũng là một trong những văn hóa, một trong những câu hỏi vẫn được thách thức trong các buổi họp của THP là nếu có một công thức thành công, ai cũng thắng vậy thì ai thua?
Cho nên câu trả lời của Phương là có rất nhiều các doanh nghiệp, có rất nhiều các case study ai đó đã thắng một cái gì đó. Có rất nhiều sách, nếu nói cuốn mà Phương luôn luôn tâm đắc là cuốn Không gì là không thể, cũng nói về 1 doanh nghiệp mà xây lên từ bàn tay trắng. Một trong những sách mà Phương rất thường hay tiếp cận để đọc đó là cái cách mọi người tư duy và làm sao để họ phản ứng, xử lý vấn đề. Còn nếu mà nói về những case study, một trong những cái ở trong THP hình thành ra một quy trình luôn là cần hiểu vấn đề, thông tin và bối cảnh một cách rõ ràng nhất. Bởi vì khi chúng ta không hiểu bối cảnh thì chúng ta không thể đánh giá được cái quyết định lúc đó. Đó cũng là một trong những lý do mà phương viết case study hoặc chia sẻ nó thành cuốn sách.
Đối với THP là có thể ở thế hệ tiếp theo sẽ cho rằng những quyết định trong quá khứ của thế hệ đi trước ở THP là sai, nhưng mà không phải như thế, trong bối cảnh đó, chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất là như vậy. Đó là những bài học đúc kết trong quá trình phương học được từ rất nhiều chia sẻ ở rất nhiều cuốn sách, từ những người đã sáng lập ra các công ty trên thế giới.
Cuốn sách tâm đắc nhất của bà là cuốn nào?
Bà Trần Uyên Phương: Cuốn sách tâm đắc nhất và là cuốn sách gối đầu giường của Phương là cuốn Five levels of leadership
Bà có thể chia sẻ một số trải nghiệm trong việc viết sách để những người khác đang ấp ủ việc viết sách có thể thực hiện được?
Bà Trần Uyên Phương: Có những giai đoạn Phương có ý định không xuất bản bởi nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực và mọi người băn khoăn rằng không biết mình viết thật quá thì xã hội có chấp nhận hay không? Hoặc mình có nên thêm mắm, thêm muối cho nó thêm bóng bẩy câu chuyện hay không? Cũng có rất nhiều ý kiến là không biết viết như thế này thì hình ảnh ông Dr Thanh nó khác với hình ảnh mà mọi người vẫn đang tưởng tượng thì nó có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của THP hay không?
Nói chung là 9 người 10 ý và có rất nhiều ý kiến phản biện là không nên xuất bản cuốn sách Chuyện nhà Dr Thanh, thì Phương cũng đi qua cái giai đoạn đó. Trong giải đoạn viết thì làm sao có thể lấy rất nhiều data dữ liệu, mỗi người sẽ chọn một cách, Phương mời rất nhiều người mà hiểu về cuộc đời của sếp Thanh và Phương tổ chức rất nhiều buổi nhậu, khi họ gợi nhớ những chuyện đó thì sếp Thanh sẽ kể thêm về những chi tiết mà nói đến trong cuộc đời của mình. Khi đó Phương ghi âm lại và sau đó, cứ tuần tự tuần tự như thế Phương có những thông tin. Bởi thông thường mà Phương ngồi hỏi sếp Thanh thì rất khó để sếp Thanh có hứng để trả lời nhưng mà ngồi trên bàn nhậu có hơi men một chút rồi có bạn bè trà dư tửu hậu thì sẽ có rất nhiều những câu chuyện, đó là cách Phương chọn để thu thập data.
Sau đó nữa khi ra văn phong của cuốn sách, lúc đó cũng có rất nhiều ý kiến, một số anh chị nói đã viết 1 cuốn sách để đời thì viết theo dạng tiểu thuyết chẳng hạn hay sẽ phải có đẳng cấp nào đó nhưng cuối cùng Phương quyết định là muốn chia sẻ câu chuyện để có thể để đông nhất số người có thể đọc và cảm nhận được.
Còn nếu câu chuyện viết theo 1 văn phong nhất định nào đó thì hạn chế đi người đọc thì đó không phải cách để chia sẻ câu chuyện đóng góp cho cuộc đời mỗi người. Cho nên, trong quá trình viết sách sẽ có rất nhiều các tư vấn, nhưng cuối cùng bạn có thực sự muốn cho cuốn sách đó ra đời hay không và nếu muốn thì sẽ cần phải quyết định một ngày nào đó nó ra đời để mà hoàn tất.
Thưa bà, giá trị quan trọng nhất cho các bạn trẻ đang khát khao khởi nghiệp có thể gặt hái được khi họ đọc cuốn Chuyện nhà Dr Thanh.
Bà Trần Uyên Phương: Điều Phương mong đợi các bạn trẻ khi đọc cuốn Chuyện nhà Dr Thanh đạt được đó là cuộc đời là một hành trình dài, nếu chúng ta có ước mơ thì để đạt đến ước mơ đó là rất nhiều trở ngại, thách thức, miễn sao các bạn không bỏ cuộc, luôn luôn tìm ra giải pháp, kể cả 1% cơ hội thì đó cũng là 1% hy vọng để chúng ta đạt đến ước mơ của mình.
Tại Hội sách trực tuyến quốc gia 2020, bà Trần Uyên Phương đã trao tặng cho Ban tổ chức 1.000 cuốn Chuyện nhà Dr Thanh. Được biết, mỗi cuốn Chuyện nhà Dr Thanh sẽ được Ban tổ chức bán với giá 50.000đ/cuốn để hỗ trợ bạn đọc. Toàn bộ số tiền thu được sẽ đóng góp vào quỹ phòng chống Covid-19.