Kênh đầu tư nào nhiều triển vọng?

Vàng vẫn là kênh đầu tư đầy hứa hẹn mang trong thời gian tới. Ông Trịnh Hà, Chuyên gia chiến lược thị trường, Exness Investment Bank phân tích các triển vọng và rủi ro của kênh đầu tư này trong thời gian tới

Chú thích ảnh
Ông Trịnh Hà, Chuyên gia chiến lược thị trường, Exness Investment Bank

Vàng trong những phiên gần đây đã phá đỉnh, lên mức cao mới lịch sử, thể hiện là tài sản cất trữ giá trị và tránh lạm phát rất tốt. Giá vàng hiện tại đang neo ở quanh mức 2460 - 2480 USD/ounce - vùng đỉnh lịch sử.

Chú thích ảnh
Nguồn: Tradingview.

Các động lực giúp vàng tăng giá liên tục như vậy là gì?

Trước hết, quay trở lại với tỷ lệ nắm giữ của các nước trong dự trữ vàng trên toàn thế giới, Mỹ là nước nắm giữ nhiều nhất với hơn 8.1 nghìn tấn, tương đương với 22.85% dự trữ vàng trên toàn thế giới. Tiếp theo đó là Đức và IMF, với lần lược 9.41% và 7.9%. Trung Quốc là nước đang gia tăng lượng nắm giữ liên tục trong gần đây cũng mới chỉ đạt 6.36%. Ngoài ra giá vàng được nhắc đến thường định giá so với đồng USD nên các biến chuyển của nền kinh tế Mỹ sẽ có tác động đáng kể đối với vàng.

Chú thích ảnh
Nguồn: World Gold Council, Exness Invesment Bank, dữ liệu tính đến tháng 5.2024.

Yếu tố động lực thúc đẩy giá vàng đầu tiên chúng tôi sẽ nhắc tới tình hình kinh tế Mỹ.

Việc NHTW Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sẽ khiến cho đồng USD sụt giảm sức mạnh và theo đó, vàng được định giá theo đồng USD sẽ tăng tương ứng. Kết hợp với việc vàng là một loại tài sản không có lợi tức, khi Fed cắt giảm lãi suất từ mức cao hiện tại lên tới 5.25% - 5.5% thì sức hấp dẫn của tài sản không có lợi tức như vàng sẽ tăng tương ứng.

Như vậy, khả năng Fed cắt giảm lãi suất như thế nào và có những manh mối gì hỗ trợ cho điều này?

Sau một thời gian dài tăng lãi suất thì lạm phát của Mỹ cũng đang đi đúng hướng với mục tiêu của Fed là về mức 2%. Lạm phát CPI tiếp tục giảm trong tháng 6 về mức 3.0% YoY và -0.1% MoM. Thành tố quan trọng nhất và dai dẳng nhất đó chính là lạm phát dịch vụ đã thực sự giảm trong tháng 6 sau khi duy trì liên tục thời gian trước đó giúp Fed tự tin hơn về việc lạm phát toàn phần hướng về mục tiêu 2% trong thời gian tới. Các yếu tố như năng lượng hay hàng hoá cốt lõi giảm hoặc giảm tốc cũng giúp con số CPI toàn phần giảm. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng liên tục trong 03 tháng gần nhất lên 4.1% cho thấy thị trường lao động yếu đi, là động lực cho lạm phát dịch vụ sụt giảm.

Chú thích ảnh
Nguồn: RMUS.

Theo dự đoán, số liệu lạm phát PCE - con số ưa thích để quyết định chính sách của FED tuần cuối của tháng được công bố dự kiến có thể sẽ sụt giảm với những con số việc làm, thất nghiệp hay lạm phát CPI đã đi đúng hướng . Với các lố liệu về lạm phát đúng hướng, xác xuất cắt giảm lãi suất trong tháng 9 của Fed theo công cụ theo dõi lãi suất của CME đã tăng lên 100% và thậm chí thị trường còn kỳ vọng năm nay có thể sẽ có 03 đợt cắt giảm lãi suất với tổng 0.75 điểm phần trăm so với chỉ 1 lần sau kỳ họp giữa tháng 6 của FOMC.

Yếu tố thứ hai đó chính là thị trường đang lo ngại sau khi Fed cắt giảm lãi suất, nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái và vàng sẽ là một tài sản trú ẩn an toàn.

Theo quan sát các lần đường lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược thì sau đó khoảng vài tháng, nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng suy thoái. Ở đây, chúng tôi quan sát chênh lệch của trái phiếu chính phủ Mỹ có thời gian đáo hạn 10 năm (đại diện cho thị trường vốn) và trái phiếu chính phủ có thời gian đáo hạn 3 tháng (đại diện cho thị trường tiền tệ). Nếu mức chênh lệch này âm, thể hiện đường cong lợi suất đang bị đảo ngược. Các khung mờ thẳng đứng thể hiện các năm nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng.

Như vậy, các giai đoạn suy thoái đầu những năm 1990, giai đoạn đầu những năm 2000 và giai đoạn 2007 - 2008 đều có đặc điểm chung là trước đó Fed tăng lãi suất lên liên tục và khiến cho đường lợi tức trái phiếu đảo ngược. Điều này thường xảy ra khi các nhà đầu tư nhận thấy khả năng nền kinh tế xấu đi và có thể rơi vào khủng khoảng khiến dòng tiền đổ dồn vào trái phiếu chính phủ có kỳ hạn dài với mức độ an toàn cao hơn trong trường hợp này, khi cầu tăng nhiều thì lợi tức dài hạn giảm xuống và lợi tức ngắn hạn tăng lên nhưng nhiều rủi ro. Mức lợi tức tăng lên cũng là mức Fed mong muốn và duy trì quanh mức mục tiêu ấy.

Mức chênh lệch âm càng nhiều thì khả năng xảy ra khủng hoảng càng nhanh như trong các giai đoạn trước đó theo đó sẽ thúc đẩy giá vàng làm nơi trú ẩn an toàn. Và hiện tại mức âm cũng lớn nhất và kéo dài lâu nhất. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư lo ngại. Lựa chọn thời điểm cắt giảm lãi suất đối với Fed là rất khó khăn. Nếu cắt sớm thì lạm phát có thể quay lại nhanh chóng nhưng nếu cắt muộn thì nền kinh tế sẽ xấu đi nhanh chóng và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng mới.

Để giải thích cho việc tại sao mức chênh lệch âm kéo dài hơn mọi lần nhưng chưa xảy ra khủng hoảng, có thể giải thích thông qua việc các khoản vay có lãi suất cố định 30 năm trong 5 - 7 năm trở lại đây duy trì mức thấp quanh 2.5% - 3% vẫn còn hỗ trợ người dân Mỹ lẫn các doanh nghiệp rất nhiều khiến cho nền kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt, tiêu dùng vẫn tăng trưởng tốt. Với xu hướng yếu đi của thị trường lao động yếu đi gần đây và tình hình lạm phát đang dần ổn định trở lại, việc Fed không cắt giảm lãi suất trong tháng 9 có thể gây ra việc thắt chặt quá mức khiến cho nền kinh tế có thể lâm nguy.

Chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm và 3 tháng thị trường Mỹ

Chú thích ảnh
Nguồn: Fred, EIB.

Yếu tố quan trọng thứ 3 thúc đẩy giá vàng trong thời gian qua và có thể là thời gian tới đó chính là lực mua tốt của các NHTW như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay một số nước khác trong khối BRICS gần đây.

Các NHTW như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… đang có xu hướng tăng tích trữ vàng để tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Ngoài ra có Thổ Nhĩ Kỳ tích trữ vàng khá lớn trong bối cảnh siêu lạm phát và Ba Lan cũng là NHTW mua ròng vàng khá nhiều.

Chú thích ảnh
Nguồn: World Gold Council, Exness Invesment Bank, dữ liệu tính đến tháng 5/2024.

NHTW Trung Quốc là tổ chức mua vàng lớn nhất trong vòng 3 năm gần đây sau một hồi mua ròng liên tiếp từ tháng 12/2010 - tháng 9/2019, với hơn 108 tấn sau đó cho tận tháng 1/2022 đến T5/2024 mới dừng mua và tổng lượng mua ròng lên tới 316 tấn vàng. Trong đó, 1 năm trở lại đây đã mua ròng tới 172 tấn và chỉ dừng mua trong tháng 5  và tháng 6, khi giá vàng vẫn lên khá cao. Với nỗ lực tăng lượng vàng giữ trữ mạnh mẽ nhưng tổng giá trị của vàng (tương đương 161 tỷ USD cuối quý I/2024) mới chỉ chiếm khoảng 4.64% trong tổng dự trữ của NHTW Trung Quốc. Và có bằng chứng cho thấy rằng NHTW Trung Quốc đang chuyển đổi khá mạnh dự trữ đồng USD một sang vàng như biểu đồ dưới đây

Chú thích ảnh
Nguồn: Bloomberg, Tavi Costa.

Gần đây khi Trung Quốc giảm mua, nhưng Ấn Độ vẫn duy trì lực mua với 4 - 6 tấn/tháng, khi đây là thị trường rất ưa chuộng vàng làm trang sức và tích trữ giá trị. Đồng thời NHTW Ấn Độ cũng có động lực giảm sự phụ thuộc vào đồng USD khi trực tiếp tham gia khối BRICS - là đối trọng của Mỹ và các nước châu Âu.

Rủi ro:

Với mức giá tăng khá mạnh vừa qua do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất, vàng cũng có thể đối mặt với việc chốt lời và các NHTW giảm dần tích trữ điển hình như Trung Quốc trong 2 tháng công bố gần nhất sẽ cò thể kìm hãm đà tăng. Tuy nhiên, về dài hạn, vàng vẫn là tài sản tích trữ giá trị, tránh lạm phát nên giá vàng vẫn tiếp tục có xu hướng tăng trong dài hạn

Ngoài ra, sau vụ ám sát trượt đối với ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump, xác suất ông đắc cử ngày một cao được ủng hộ bằng mức cao trước đó sau phiên tranh luận với Tổng thống Biden. Nếu Donald Trump trúng cử, khả năng cao ông sẽ tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ gay gắt và các biện pháp của ông có thể gây ra tình hình lạm phát trở lại khiến đồng USD gia tăng trở lại và Fed có thể lại phải tăng lãi suất sau đó, làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Tuy nhiên nếu tình hình kinh tế xấu đi bởi lạm phát tiềm năng lại làm tăng sức hấp dẫn của vàng sau đó.

Vàng dứt chuỗi giảm giá khi thị trường lại tập trung vào chính sách của Fed
Vàng dứt chuỗi giảm giá khi thị trường lại tập trung vào chính sách của Fed

Giá vàng đi lên trong phiên 23/7, phá vỡ chuỗi giảm kéo dài 4 ngày giữa lúc giới đầu tư chờ đợi số liệu kinh tế Mỹ công bố vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm Cục Dự trữ liên bang (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN