Hội thảo “Hiệp định EVFTA – Thế và lực để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững”

Nhằm giúp các doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện, tổng thể và xuyên suốt trước những thách thức cũng như tận dụng cơ hội do Hiệp định EVFTA mang lại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nhân, các nhà đầu tư… đối thoại với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách….để đóng góp những ý kiến góp phần điều chỉnh chính sách cho phù hợp với các điều khoản của Hiệp định EVFTA, ngày 5/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Viện Đào tạo, tư vấn và Phát triển kinh tế (IDE) tổ chức Hội thảo: “Hiệp định EVFTA - Thế và lực để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững”.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, tham vấn những nội dung của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA), một Hiệp định được ký kết  giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu  tại Hà Nội vào tháng 6/2019 vừa qua, qua đó  biết cách vượt qua những thách thức và tìm kiếm cơ hội thâm nhập vào thị trường rộng lớn này.

Hội thảo có sự tham gia của Đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện thường trực các Ủy ban của Quốc hội, đại diện của Bộ Công thương, Viện Quản lý kinh tế Trung ương, đại diện các cơ quan hữu quan, các chuyên gia kinh tế  và gần 200 đại biểu doanh nhân đại diện cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Chú thích ảnh
Phiên thảo luận với sự tham gia của Ông Phùng Văn Hùng Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội; ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ; ông Ngô Đức Minh, phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công Thương trong phiên thảo luận 1.
Chú thích ảnh
Phiên thảo luận với sự tham gia của Ts. Nguyễn Đức Kiên Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; Ts. Nguyễn Sĩ Dũng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn CLB các nhà Công thương Việt Nam; Ông Nguyễn Hải Minh phó Chủ tịch Hiệp hội DN Châu Âu tại Việt Nam; Ts. Võ Trí Thành Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh trong phiên thảo luận 2.

Hội thảo có 2 phiên thảo luận chính, phiên thứ nhất với chủ đề: “Những rào cản kỹ thuật của EVFTA, cơ hội của EVFTA đối với doanh nghiệp là gì?”. Phiên thảo luận thứ 2 tập trung vào đề tài “Doanh nghiệp cần làm gì để có được lợi thế cạnh tranh từ EVFTA, Nhà nước cần hỗ trợ gì để doanh nghiệp phát triển?”.

Chú thích ảnh
PGS.TS Đặng Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện IDE, Chủ tịch CLB các nhà Công thương Việt Nam phát biểu khai mạc.

Hội thảo cũng là nơi ghi nhận những ý kiến, lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp trong việc hiểu rõ hơn về EVFTA  để đề xuất, kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trong nước, mở rộng việc thâm nhập thị trường quốc tế.

Chú thích ảnh
Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ .

Chia sẻ về vai trò phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp, TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Kiêm tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng: “Thực tế cho thấy việc tham gia của các cơ quan này là rất quan trọng và đã có nhiều đóng góp tác động tích cực đến hoạt động xây dựng pháp luật”.

Chú thích ảnh
Ông Ngô Đức Minh, phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công Thương.

Đồng hành cùng Ban tổ chức trong cuộc hội thảo vô cùng ý nghĩa này là Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV GAS) - một doanh nghiệp cung cấp khí thô, LPG hàng đầu tại Việt Nam.

Đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam với EVFTA và IPA
Đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam với EVFTA và IPA

Chiều 31/10, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Bernd Lange và Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Jan Zahradil đã có cuộc trao đổi với báo chí, thông báo kết quả chuyến công tác tại Việt Nam từ ngày 28-31/10, nhằm đánh giá sự chuẩn bị và sẵn sàng của Việt Nam với công tác phê chuẩn trong tương lai gần Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN