Cuộc khảo sát đưa ra định nghĩa về "nâng cao năng lực kinh tế" là cung cấp cho mọi người các chương trình giáo dục, đào tạo và các kỹ năng cần thiết để tìm việc làm, kiếm thu nhập và tự nuôi sống bản thân.
Khảo sát cho thấy, hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có "năng lực kinh tế cao hơn". Các hành động ưu tiên bao gồm tìm hiểu về tài chính cá nhân, đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng, đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng cũng như bắt đầu tham gia kinh doanh hoặc có thêm nghề tay trái.
Ông Vũ Văn Thắng, Tổng Giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia cho biết: "Những năm gần đây, việc nâng cao năng lực kinh tế trở nên thách thức hơn trong bối cảnh lạm phát, tình trạng đóng cửa doanh nghiệp và môi trường cho vay khó khăn hơn. Trong bối cảnh thị trường việc làm hiện nay đang không ngừng thay đổi, có những cơ hội dành cho các cá nhân muốn đạt được mục tiêu nâng cao năng lực kinh tế bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ”.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ sự khác biệt trong cách các nhóm tuổi khác nhau tại Việt Nam: Thế hệ Z và Millennials lần lượt là 77% và 85% quan tâm nhiều hơn về việc nâng cao năng lực kinh tế cho bản thân trong 5 năm qua. Thế hệ Millennials và X lần lượt là 77% và 78% có xu hướng coi việc bắt đầu một nghề tay trái hoặc công việc kinh doanh riêng là cách duy nhất để nâng cao năng lực kinh tế. Hai lý do hàng đầu khiến Thế hệ Z và Millennials khó nâng cao năng lực kinh tế hơn là trình độ học vấn và vị trí xã hội.