Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc diễn biến khó lường

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ và châu Âu giảm mạnh thì thị trường Trung Quốc lại tăng nhanh và dự báo trong thời gian tới Trung Quốc là một trong 3 thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam, cùng với Mỹ và châu Âu.


Theo ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến nay đã có bước dịch chuyển rất đáng quan tâm.

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: An Hiếu - TTXVN

Cũng theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong 10 tháng của năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,2 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ, trong đó thị trường Mỹ đạt 246 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ; thị trường châu Âu đạt 231 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ.

Riêng thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đạt 122 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ, chiếm tới 11% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Dự báo trong năm 2016 xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có khả năng sẽ chiếm tới 17-18% thị phần xuất khẩu.

Hiện nay, cá tra của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài 2 thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu đang có dấu hiệu giảm sút gần đây thì ở các thị trường mới như Trung Quốc, Brazil, Mexico lại có dấu hiệu tăng nhanh về giá trị và sản lượng...



Theo ông Võ Hùng Dũng, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng cao là điều đáng mừng vì trước mắt đã bù vào sản lượng bị sụt giảm từ thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề mới đặt ra như chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn trong thanh toán mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề chất lượng vì cá tra được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng cả đường tiểu ngạch và chính ngạch, trong đó xuất tiểu ngạch là chính. Xuất khẩu cá tra tiểu ngạch sang Trung Quốc đang diễn ra theo hình thức hàng hóa của Việt Nam sau khi chuyển tới biên giới được tháo ra để kiểm tra sau đó đóng hàng lại và chở đi.

Vì vậy hàng hóa có chất lượng không đảm bảo. Còn xuất khẩu chính ngạch có số lượng ít hơn do phải chịu thuế nhập khẩu và mỗi cửa khẩu của Trung Quốc, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có kế hoạch kiểm tra các loại vi sinh khác nhau nên chất lượng sẽ không đồng đều.

Khi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn, họ sẽ đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm tra, áp đặt những bộ tiêu chí khác nhau gây khó khăn rất lớn cho các danh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với phía Trung Quốc nhưng theo ông Dũng thì không thể lường được tất cả những gì sẽ diễn ra sắp tới. Không riêng gì đối với sản phẩm cá tra mà tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc nói chung cũng gặp trường hợp tương tự.

Tuy nhiên, để giữ vững thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cũng như việc triển khai Nghị định 36 cho ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ được Hiệp hội Cá tra Việt Nam triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm giữ vững chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh ở các thị trường mới.

Ngọc Thiện (TTXVN)
Tăng khả năng cạnh tranh cho cá tra
Tăng khả năng cạnh tranh cho cá tra

Nghị định 36/2014/NĐ - CP (Nghị định 36) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra sau một năm đi vào cuộc sống đã tạo được sự chuyển biến, giúp chấn chỉnh ngành nuôi cá tra, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh và gian lận thương mại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN