Tình thương - thành tựu của sự thích nghi và hoá giải

Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến từng ngõ ngách của nền kinh tế, từng ngành nghề, từng doanh nghiệp thì thật bất ngờ khi có những doanh nhân lại nhìn thấy thời cơ và biến nó thành các thành tựu hiện hữu, thiết thực và có ý nghĩa kinh tế xã hội cao. Chúng tôi xin chia sẻ cuộc trò chuyện với nhà đầu tư Hà Huy Thanh, Chủ tịch Công ty CIC Việt Nam về những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được và đóng góp cho xã hội trong mùa COVID-19.

Chú thích ảnh
 Sản phẩm trà “Tình thương” đã nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của khách hàng.     

* Với vai trò là một doanh nhân, anh có thể cho biết đại dịch COVID đã có những ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của một nhà đầu tư?   

Như bao con người và doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, chỉ khác một điều là chúng tôi đã chủ động học cách thích nghi và hoá giải những thử thách nghiệt ngã này. Là một nhà đầu tư, chúng tôi luôn có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và đặc biệt là chúng tôi tận dụng COVID để thực hiện những dự án mà nếu không có COVID thì khi đưa ra nó phi thực tế và có phần viển vông.   

* Tại sao anh cho nó là phi thực tế và viển vông?      

 Cách đây 3 năm, tôi có viết hai cuốn sách “Tình thương“ và “Việt Nam Quốc gia của Tình thương”, may mắn là được bạn bè và cộng đồng đón nhận. Tôi ấp ủ một dự định sẽ chuyển hoá được nhưng tư tưởng đó vào trong sản phẩm, dịch vụ để truyền tải thông điệp Tình thương một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn là hai cuốn sách mà không phải ai cũng đọc. Tôi đã chọn hai sản phẩm chiến lược là Trà và nước uống đóng chai với thương hiệu Việt và tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng điều tôi băn khoăn là trước khi COVID, nhịp sống của xã hội rất nhanh, quay cuồng với kim tiền, danh lợi, chỉ số ít có thời gian sống chậm lại để nghĩ đến ý nghĩa hai chữ “Tình thương” huống gì quan tâm đến sản phẩm có thương hiệu “Tình thương”! 

Chú thích ảnh
Sản phẩm nước khoáng “Tình thương” của doanh nhân Hà Huy Thanh.   

* Việc tận dụng cơ hội để đưa ra sản phẩm mới nằm trong dự định, có tính chiến lược hay là một cách ngẫu nhiên mang tính chiến thuật?    

 Thành thực mà nói là phải sử dụng cả hai. Ví dụ, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nhà máy là công việc lâu dài, có tính chiến lược mà chúng tôi đã làm từ rất nhiều năm trước, thành tựu hôm nay có được nhờ sự kiên định vào một tầm nhìn chiến lược. Đó là điều kiện cần là chiến lược dài hơi và nằm trong hoạch định rõ ràng, sự ra đời có tính tất nhiên.

Nhưng chọn thương hiệu cho sản phẩm, thời điểm ra đời sản phẩm và định vị thương hiệu lại là có tính thời cuộc. Việt Nam đã trở thành điểm sáng hiếm hoi của toàn cầu trong đại dịch COVID, đã giành được những thành tựu mà thế giới cho là thần kỳ và vi diệu như ngăn ngừa lây lan, bảo vệ mạng sống quý báu của người dân, sự ổn định thần kỳ về kinh tế xã hội. Chính vì thế, chúng ta lại có thời gian để tìm hiểu sự kỳ diệu của đất nước không chỉ ở những biểu hiện trên mà còn những tiềm năng như địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu. Các sản phẩm của chúng tôi đều khởi nguồn từ đất mẹ, từ Trà Tình thương, đến Nước Tình thương và cả gốm sứ Tình thương ... đều nằm trong sự tính toán đầu tư chiến lược, lâu dài. Nhưng để được sự quan tâm của cộng đồng trong nước và quốc tế thì do COVID đã làm cho cả thế giới có nhu cầu tìm hiểu Việt Nam nên các sản phẩm từ đất nước Việt Nam trở nên được quan tâm đặc biệt. Vậy nên, chúng tôi tận dụng thời cơ này, và xem như một phước báu, một đặc ân để truyền thông về những giá trị đặc sắc của đất nước thông qua giá trị cốt lõi của sản phẩm đến cộng đồng trong nước và quốc tế.   

* Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp đều đứng trước thách thức là sự giãn cách xã hội sẽ khiến sự ngưng trệ tốc độ sản xuất và quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, đối với phía anh thì sao?    

Tất nhiên là có ảnh hưởng nếu chúng ta không tìm ra mặt tích cực của COVID và chúng tôi tập trung vào khai thác phần tích cực. Ví dụ: Ngay như bản thân tôi tranh thủ dịp này không công cán nước ngoài được thì dành thời gian trực tiếp làm những việc mà tôi đã lâu không được làm nhiều và chi tiết như trực tiếp liên hệ với nhà sản xuất, duyệt mẫu mã, xuống nhà máy làm việc với công nhân, xây dựng chiến lược truyền thông, chẳng hạn như đang say sưa trả lời phỏng vấn thế này cùng chị. Ngoài ra do nguồn cung lao động tăng, nhà cung cấp đầu vào tồn kho nhiều hàng, nên chúng tôi có nhiều hồ sơ tuyển dụng chất lượng cao để lựa chọn và các nhà cung cấp đều triển khai hợp đồng nhanh hơn và nhiệt tình hơn, sản phẩm được trau chuốt hơn. Và điều đặc biệt là sản phẩm của chúng tôi hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, và trải nghiệm của họ chỉ đạt tối ưu nếu họ dành thời gian cho việc tận hưởng sản phẩm thì nay điều đó trở nên lý tưởng. Đó là cách chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến thiên nhiên và con người đã trao cho chúng tôi cơ hội tạo ra những thành tựu của sự thích nghi và hoá giải.

Trân trọng cảm ơn anh!

QH (thực hiện)
Doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khẩu trang y tế cho 360 bệnh viện tại Mỹ
Doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khẩu trang y tế cho 360 bệnh viện tại Mỹ

Những chuyến hàng khẩu trang y tế đầu tiên mang thương hiệu Ecom Med sản xuất tại Việt Nam đã đến Mỹ để cung cấp cho 360 bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng của Mỹ, góp phần chung tay phòng chống dịch COVID-19 tại đất nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN