Dừng tàu chất lượng cao Hà Nội - Đồng Đăng

Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội đã quyết định dừng khai thác đoàn tàu chất lượng cao tuyến Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Tàu hiện đang được cất giữ tại ga Đồng Đăng. Theo Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội, nguyên nhân tạm dừng đoàn tàu này do ít khách, dẫn đến không phát huy hiệu quả; công tác bảo trì toa tàu đặc chủng khó khăn và thiếu phụ tùng. Đoàn tàu sẽ chỉ được đưa vào sử dụng trong các ngày cao điểm.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng được đưa vào hoạt động tháng 5/2015. Đoàn tàu được đưa vào khai thác cho tuyến đường này do Công ty Dongrim (Hàn Quốc) bỏ lại sau khi tuyến Hà Nội – Hạ Long do công ty này đầu tư phá sản năm 2009. Các toa xe được làm mới có bề ngoài và nội thất khác biệt với các toa xe của ngành đường sắt hiện nay: rộng hơn vì chạy trên khổ đường 1,435 m (tàu Thống Nhất chạy trên khổ ray 1 m); nội thất bài trí rộng rãi, bắt mắt. Tần suất khai thác đạt 4 chuyến/ngày, có hành trình 3 giờ 35 phút.

Ngành đường sắt đưa chuyến tàu này với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh với đường bộ trên tuyến này. Tuy nhiên, sau ngày khai trương, lượng khách không tăng vì tàu xuất phát từ ga Gia Lâm (không nằm trong trung tâm Hà Nội, khó thu hút khách), tần suất chạy không cao bằng đường bộ… Trong khi, ngành đường sắt không có những biện pháp kích cầu, thu hút khách hiệu quả.

Bên cạnh đó, Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội có một số xáo trộn lớn về lãnh đạo do liên quan đến việc định nhập khẩu 160 toa xe hàng cũ của Trung Quốc. Kết luận của Thanh tra Chính phủ về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chỉ ra nhiều sai phạm lớn trong hoạt động.

Quang Toàn (TTXVN)
Phê bình lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt về việc mua tàu cũ
Phê bình lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt về việc mua tàu cũ

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản phê bình lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về những thiếu sót trong chủ trương mua 160 toa xe hàng đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN