Cổ phần hóa - Cơ hội cho BSR vươn ra thế giới

Sau gần 9 năm đi vào hoạt, NMLD Dung Quất đã đạt doanh thu gần 38 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 143 nghìn tỷ đồng (gần 7 tỷ USD) gấp đôi tổng mức đầu tư ban đầu. NMLD Dung Quất luôn hoạt động ổn định, công suất tối ưu (bình quân 106-108%).

 Theo kế hoạch, ngày 17.1.2018, BSR (đơn vị quản lý vận hành NMLD Dung Quất) sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại sàn giao dịch Hồ Chí Minh. Đây sẽ là cơ hội để BST vươn ra thế giới.

Phát huy nội lực
 

Theo ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng Giám đốc BSR, trong 11 tháng đầu năm 2017, sản xuất kinh doanh của BSR đạt những kết quả rất ấn tượng. NMLD Dung Quất đã nhập 6,08 triệu tấn dầu thô và xuất bán 5,57 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại (đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu trong cả nước).
 
Doanh thu đạt 71.900 tỷ đồng, vượt 15,8% so với kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước 9.060 tỷ đồng, vượt 2.000 tỷ đồng (26,3%) so với kế hoạch. Đến nay, Công ty BSR đã đạt và vượt tất cả kế hoạch chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2017 bao gồm: Sản lượng sản xuất, doanh thu, nộp NSNN, lợi nhuận…
 
Sau gần 9 năm đi vào hoạt động từ tháng 2.2009, NMLD Dung Quất đã sản xuất và xuất bán gần 50 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, đạt doanh thu 862,5 ngàn tỉ đồng (38 tỉ USD), nộp ngân sách Nhà nước hơn 143,1 nghìn tỉ đồng (gần 7 tỉ USD). Các chỉ số tài chính của Công ty BSR trong 11 tháng 2017 đều ở mức cao với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 21,12%; Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 10,56%; Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA là 11,9%.
 

Năm 2017, Công ty BSR đạt một số chứng chỉ, danh hiệu quan trọng, tầm quốc gia, quốc tế như: Công trình “Điều khiển tự động và tối ưu năng lượng cho lò gia nhiệt phân xưởng chưng cất dầu thô, nhà máy lọc dầu Dung Quất” của nhóm kỹ sư Ban Vận hành Sản xuất của BSR đã đạt Giải Vàng do ban tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế tại Seoul (Hàn Quốc) trao tặng và Giải thưởng đặc biệt của Hiệp hội các nhà nghiên cứu khoa học Malaysia. Bên cạnh đó, BSR cũng đã áp dụng nhiều giải pháp, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật khác góp phần tiết kiệm cho BSR gần 200 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, sản phẩm xăng dầu Dung Quất đã 2 lần giành Giải Vàng Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2013 và 2016. Bộ LĐTB&XH đã cấp phép cho BSR đủ điều kiện để tự huấn luyện ATVSLĐ tại đơn vị. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ cho Công ty BSR ở sản phẩm nhiên liệu JET A-1K và DO L-62 trang bị trong quân sự.
 
Đặc biệt năm qua, NMLD Dung Quất đã hoàn thành đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ lần 3, vượt tiến độ chế biến dầu thô 10 ngày so với kế hoạch, đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước gần 303 tỷ đồng. Hiện tại NMLD Dung Quất hoạt động ở công suất tối ưu 106 - 108% công suất thiết kế.
 
Ngoài ra, Công ty BSR là doanh nghiệp đứng thứ 16 trong tốp 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất 2017 và đứng thứ 7 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 theo đánh giá của tổ chức Vietnam Report.
 
Vươn ra thế giới
 
Theo phương án cổ phần hoá vừa được Chính Phủ thông qua, dự kiến vào ngày 17.1.2018, BSR, sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại sàn giao dịch Hồ Chí Minh. BSR bán đấu giá công khai lần đầu (IPO) 7,79% vốn điều lệ tương đương 242 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu.
 
Theo phương án cổ phần hoá BSR được Chính phủ phê duyệt ngày 8.12.2017, vốn điều lệ BSR 31.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 43% vốn điều lệ (tương đương 1,3 tỷ cổ phần). BSR bán ưu đãi cho người lao động 0,21% vốn điều lệ (6,4 triệu cổ phần) và bán cho nhà đầu tư chiến lược 49% vốn điều lệ (1,5 tỷ cổ phần).

BSR là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa (3,2 tỷ USD). Dự kiến vào ngày 17.1.2018 tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), BSR sẽ bán đấu giá công khai lần đầu ra công chúng (IPO) 7,79% vốn điều lệ, tương đương 242 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phiếu. Theo tính toán, lần IPO này sẽ thu về cho Nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiếp theo, BSR sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 49%, thu về cho nhà nước gần 1 tỷ USD.

 
Sau khi gửi thư mời quan tâm, BSR đã nhận phản hồi và làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược, trong đó Trong đó, có hai công ty nước ngoài kinh doanh lĩnh vực hóa dầu định mua tối đa cổ phần cho phép (ở mức 49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi).
 
Trong tháng 11 vừa qua, hàng loạt các công ty, tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới và khu vực đã đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại BSR. Vào ngày 7.11.2017, Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha) đã  đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại BSR, qua buổi làm việc đại diện Tập đoàn Năng lượng Repsol mong muốn không chỉ sở hữu cổ phần tại BSR mà còn tham gia sâu hơn vào công tác quản trị, điều hành, thương mại, mua bán dầu thô…của NMLD Dung Quất.
 
Sau Repsol, vào ngày 23.11.2017 đoàn đại biểu thuộc Hội đồng Dầu khí các Quốc gia Đông Nam Á (ASCOPE) đã tham quan NMLD Dung Quất, tìm hiểu cơ hội và mong muốn hợp tác đầu tư mua cổ phần của BSR như Tập đoàn PetroleumBrunei, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Indonesia (Pertamina), SRC (Singapore).
 
Trước đó, các Tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Tập đoàn SK (Hàn Quốc), PTT - công ty lớn nhất của Thái và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của NMLD Dung Quất. Bên cạnh các đối tác nước ngoài, Tập đoàn Petrolimex cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược thông qua việc mua cổ phần của BSR, và ưu tiên tiêu thụ tối đa sản phẩm xăng dầu của NMLD Dung Quất.
 
Nhà đầu tư chiến lược là các đối tác lớn có năng lực tài chính đủ mạnh, cùng ngành nghề để phát triển lọc hóa dầu tại Việt Nam, cam kết đồng hành gắn bó lâu dài để hỗ trợ BSR thực hiện dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất, các dự án nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm định hướng hóa dầu của BSR trong thời gian đến, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của Công ty trong dài hạn.
                                       
BSR
Khởi động dự án thép Hòa Phát Dung Quất
Khởi động dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Ngày 2/10,Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và Tập đoàn Danieli (Italia) vừa ký hợp đồng lắp đặt hạng mục đúc phôi Slab mỏng và cán nóng thép dải công suất 3,5 triệu tấn/năm cho Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN