"Chung cư lợn" độc đáo

Về đến xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội hỏi thăm ông Nguyễn Trọng Long ai cũng biết với biệt danh "ông Long - chung cư lợn".

Khu chung cư dành để nuôi lợn được ông xây cao 3 tầng, với hơn 400 lợn nái và hơn 4.000 lợn thương phẩm cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Với phương pháp nuôi lợn độc đáo, đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như tạo việc làm cho hàng trăm lao động, ông Long đã được UBND thành phố Hà Nội xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2016 vì những thành tích đặc biệt xuất sắc tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản xuất.

Từ chất lính của người lính Cụ Hồ...

Với dáng người nhanh nhẹn khỏe khoắn, ông Long vui vẻ cho biết, môi trường cảnh quan của khu chăn nuôi lợn luôn được ông đặt lên hàng đầu, từ khu trang trại đến chuồng nuôi. Môi trường thông thoáng sẽ giúp vật nuôi sống khỏe và tránh được bệnh tật. Đây cũng chính là ý tưởng khiến ông quyết định xây dựng khu chung cư 3 tầng dành để nuôi lợn từ năm 2011.

Khu chung cư lợn của ông Long không chỉ đem lại môi trường trong lành cho lợn mà còn tiết kiệm được chi phí điện nước trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, lợn được nuôi ở tầng 2, tầng 3, môi trường sẽ thoáng hơn không bị quẩn mùi hôi thối đặc trưng có trong chăn nuôi lợn và tiết kiệm được kinh phí trong xây dựng như mái, hệ thống hầm khí sinh học (Biogas).

Xung quanh khu vực chăn nuôi, ông Long cho xây dựng hệ thống ao rộng được thả dầy đặc bèo tây vừa điều hòa không khí vừa xử lý được nước thải trong chăn nuôi. Dọc con đường dẫn vào khu vực chăn nuôi được ông cho trồng hàng cây lâu năm vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Không chỉ chú trọng đến cảnh quan môi trường xung quanh mà hệ thống chuồng nuôi cũng được ông xây dựng, lắp đặt hệ thống chuồng kín một cách hiện đại, đảm bảo điều chỉnh được nhiệt độ trong chuồng nuôi. Ông Long chia sẻ, việc đảm bảo được nhiệt độ trong chuồng nuôi quyết định sống còn của cả cơ nghiệp.

Chẳng vậy mà hơn 10 năm qua các loại bệnh dịch không bén mảng đến khu chung cư lợn của ông. Chia sẻ kinh nghiệm này, ông Long cho biết, giải pháp là chủ động phòng bệnh chứ không được chủ quan. Đối với việc tiêm phòng, ông thực hiện rất nghiêm ngặt như vaccine phòng 4 bệnh đỏ (Dịch tả, THT, PTH, Tụ dâu...) vaccine Ecoli, Tai xanh, Lở mồm long móng.

Việc sử dụng vắc xin cũng phải đúng liều, đúng lịch (sổ theo dõi được đặt ngay tại chuồng) kết hợp với các hộ lý chăm sóc nuôi dưỡng nên hiệu quả về bảo hộ miễm dịch cho đàn lợn rất cao. Nhờ làm tốt việc bảo hộ bằng vaccine, việc xuất bán lợn giống cũng như lợn thương phẩm của ông rất thuận lợi. Người nhập lợn giống từ trang trại của ông cũng rất yên tâm vì đàn lợn đã được miễn dịch.

Chúng tôi cũng muốn biết về đời tư và những cộng sự của ông về trang trại, ông chỉ cười, nói ngắn gọn trong ông có chất của một người lính Cụ Hồ, có lòng đam mê với nghề nuôi lợn, năm nay vừa tròn 50 tuổi, đang có nhiều hoài bão và quyết tâm với nghề.

Hiện ông mới tốt nghiệp Đại học tại chức Quản trị kinh doanh bởi ông nghĩ chăn nuôi hiện nay chỉ bằng kinh nghiệm thôi chưa đủ mà phải có trình độ và khoa học kỹ thuật mới thành công. Bên cạnh ông thường có gần 30 người để cùng xây nên trang trại mang tên Hoàng Long.

Đến "Viện nghiên cứu" hiếm lạ

Đó là cảm giác của những người khi đến thăm quan "chung cư lợn" của ông Long, như lạc vào viện nghiên cứu chăn nuôi nào đó mà rất hiếm gặp ở việt Nam. Cho dù là ai đến thăm quan đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình sát trùng và sử dụng bảo hộ mới được vào.

Ông nói nhiều trang trại đã phải "dở khóc dở cười" khi rất chủ quan bỏ qua quy trình sát trùng và sử dụng bảo hộ trước khi vào tham quan trang trại. Bởi những người thăm quan đi từ nơi có dịch bệnh đến và dịch bệnh được lây qua từ họ.

Đây là bài học quan trọng để các trang trại cũng như cho mỗi người có thêm ý thức khi đi tham quan các mô hình chăn nuôi điển hình. Về xuất nhập lợn ở "chung cư" ông đã bố trí một đường vào một đường ra, không để phương tiện, xe ô tô và cả dụng cụ chuồng nuôi đi qua.

Theo ông Long, vì nhiều khi dịch bệnh thường lây qua chính từ con người (qua trại nọ trại kia) và qua vận dụng chuồng nuôi. Do đó, hiện nay ông đang cho xây dựng liên kết chuỗi từ chăn nuôi – giết mổ - đến chế biến tiêu thụ sản phẩm với mong muốn tạo một chuỗi khép kín vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vửa làm chủ công tác phòng chống dịch bệnh.

Để chủ động phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại, ông Long thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như cơ quan chuyên ngành thú y để biết ở đâu đang xuất hiện loại dịch bệnh gì, các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, nơi nào có cách làm hay... để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phát triển trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho lợn.


Cụ thể như tăng cường phun thuốc sát trung, kiểm tra ngay lịch tiêm phòng, hạn chế thấp nhất người ra vào trang trại. Chú ý việc xuất nhập gia súc, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Ông cũng kịp thời thông tin chia sẻ thông tin từ các trang trại để có những giải pháp mang tính đồng bộ.

Với những việc làm trên đây đã giúp ông Long làm chủ “trận địa” về phòng chống dịch bệnh tại "chung cư lợn" mà ông đã gắn bó trên 10 năm nay để đi đến nhiều thành công được các cấp các ngành ghi nhận. Có lẽ đây cũng là những kinh nghiệm để người chăn nuôi biết đến và chia sẻ có như vậy chăn nuôi sẽ thành công hơn.

Không chủ quan lơ là, đó là kinh nghiệm của ông Long trong suốt 10 năm qua và hiện nay cũng đang được thực hiện nghiêm túc để tiếp tục gặt hái những thành công mới trong chăn nuôi cũng như công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tại trang trại.

Trao đổi về kinh nghiệm chăn nuôi, ông như được "cởi tấm lòng". Ông chia sẻ giờ đây Thành phố có chính sách phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đây là hướng đi cho chăn nuôi rất phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế, trang trại ông là một minh chứng rõ nét, chỉ từ diện tích hơn 2 ha này nhưng hàng năm, như năm 2012 với trang trại ông đã cung cấp ra thị trường gần 800 tấn lợn hơi và hàng ngàn con giống các loại, doanh thu năm 2012 đạt gần 40 tỷ.

Định hướng của trang trại ông năm tới là tiếp tục tập trung vào việc tăng đàn nái và tự sản suất giống bố mẹ bằng việc phát triển chăn nuôi thêm 300 lợn nái ông bà; Nâng sản lượng thịt lợn hơi đạt 900 – 1000 tấn, có chất lượng tốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 3000 con giống đạt tiêu chuẩn.

Đưa chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi dùng thức ăn sinh học lên 40% vào cuối năm 2013 và những năm tới. Phấn đấu doanh thu trong những năm tới ở trang trại đạt trên 50 tỷ đồng. Ông cũng sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện chuỗi tiêu thụ sản phẩm khép kín từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng để người dân yên tâm sử dụng sản phẩm nông nghiệp góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.

P.A (TTXVN)
Nuôi lợn rừng bằng thảo dược
Nuôi lợn rừng bằng thảo dược

Đến xã Tân Thành huyện Yên Thành (Nghệ An) hỏi thăm nhà anh Trần Phúc Đạt nuôi lợn rừng bằng thảo dược, hầu như ai cũng biết. Nhà anh nhỏ xinh, nằm trong vườn cây trái xum xuê đầy tiếng chim hót, một không gian thật đẹp và yên bình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN