Cần đánh giá kỹ lợi suất đầu tư và yếu tố rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Việc đánh giá kỹ lợi suất đầu tư và các yếu tố rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Chú thích ảnh
Trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn nhà đầu tư.

Trái phiếu ngân hàng “hút” nhà đầu tư

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng đang thấp, thời gian qua, trái phiếu ngân hàng được xem là kênh đầu tư để nhà đầu tư có thể nhận được lợi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi, với thanh khoản tốt và sự đa dạng về lựa chọn kỳ hạn, lợi suất.

Theo thống kê của FiinGroup, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt trên 240.000 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp quy mô lưu hành đạt 1,21 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 11,7% GDP năm 2023.

Năm 2024, số dư trái phiếu (cả gốc và lãi) đến hạn ở mức 315.000 tỷ đồng và năm 2025 dự báo đạt đỉnh ở mức 334.000 tỷ đồng. Riêng trái phiếu bất động sản, số dư đến hạn năm 2024 hiện ở mức 60.000 tỷ đồng và năm 2025 ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng.

“Thị trường TPDN tiếp tục ghi nhận vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại (NHTM) cả về nguồn cung và cầu. Tăng trưởng tín dụng tăng tốc từ tháng 6/2024, báo hiệu mức độ hấp thụ vốn đã dần khởi sắc. Điều này tạo động lực cho thị trường TPDN sôi động trở lại”, báo cáo FiinRaings nêu.

Thời gian qua, các ngân hàng là thành viên sôi động nhất trên cả thị trường TPDN sơ cấp và thứ cấp. Về lợi tức giao dịch trên thị trường thứ cấp, nhóm trái phiếu ngân hàng vẫn duy trì tỷ suất lợi tức dao động từ 5 - 8%, trong khi lợi tức của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng chủ yếu từ 7 - 13%.

Theo ông Trần Phú Việt, Trưởng phòng Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Bộ phận Dữ liệu tài chính FiinGroup, số dư nợ trái phiếu (cả gốc và lãi) đến hạn năm 2024 ở mức 315.000 tỷ đồng và năm 2025 đạt đỉnh ở mức 334.000 tỷ đồng. Riêng trái phiếu bất động sản, số dư nợ đến hạn năm 2024 hiện ở mức 60.000 tỷ đồng và năm 2025 ước tính ở mức 135.000 tỷ đồng.

Thời gian tới, trái phiếu ngân hàng sẽ vẫn là nhóm chủ đạo dẫn dắt thị trường, dự kiến chiếm khoảng 70% giá trị phát hành trong những tháng cuối năm 2024. Bên cạnh đó, thị trường đang mong đợi sự hỗ trợ chính sách từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc cấp phép cho các ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán MBS dự báo: Hoạt động phát hành TPDN sẽ sôi nổi hơn khi bước sang quý IV/2024, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh thị trường bất động sản bắt đầu ấm dần, cũng như nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đang tích cực theo đà phục hồi của nền kinh tế.

Lợi nhuận thường kèm với "khẩu vị" rủi ro và ngược lại

Tại Việt Nam, đại bộ phận nhà đầu tư đã dần quen với khái niệm về sự “đắt” hay “rẻ” hoặc rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu. Tuy nhiên, đối với TPDN, nhất là TPDN riêng lẻ, quá trình chỉ mới bắt đầu.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho biết: Đặc thù của Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia vào trái phiếu riêng lẻ nhiều, nhu cầu kinh doanh kỳ hạn lớn, nên thanh khoản thuận lợi. Để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh và bền vững, cần có hạ tầng mềm, gồm các dữ liệu giao dịch, xếp hạng tín nhiệm, công bố thông tin, hoàn thiện chính sách, các quỹ đầu tư…  để từng bước phát triển thị trường thứ cấp và sơ cấp cho TPDN.

Theo một số chuyên gia bất động sản, để bảo vệ người mua, bảo vệ tổ chức và cá nhân, kể từ ngày 12/8, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải thông tin chi tiết, công khai hơn, dòng tiền mua bán phải được minh bạch hơn. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải gửi cho tổ chức tín dụng tất cả thông tin chi tiết về người có liên quan, dù là tổ chức hoặc cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp. Theo các thành viên thị trường, điều này sẽ hạn chế những đợt phát hành sai phạm như trước.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng: Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư và tổ chức, giúp thị trường ổn định hơn, đảm bảo việc tăng vốn, cũng như phát hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp khi họ niêm yết. 

Còn theo Công ty xếp hạng tín nhiệm VIS Rating, bên cạnh yếu tố lãi suất, nguyên nhân của sự bùng nổ của trái phiếu ngân hàng xuất phát từ nhu cầu tăng cường vốn trung và dài hạn của các ngân hàng, nhằm đáp ứng các quy định khắt khe hơn về an toàn vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

Minh Phương/Báo Tin tức
Niềm tin của nhà đầu tư dần trở lại với thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Niềm tin của nhà đầu tư dần trở lại với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau một loạt các giải pháp của cơ quan quản lý; trong đó, quan trọng nhất là Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và Nghị định số 08/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, niềm tin của nhà đầu tư đã dần trở lại với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN