Đồng bào Nậm Cắt âu lo trước mùa mưa bão

Dự án hồ chứa nước Nặm Cắt ở xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) được phê duyệt từ năm 2009. Hiện nay, công trình đã hoàn thành được khoảng 60% khối lượng, dự kiến cuối năm 2016 sẽ đóng đập xả nước.

Tuy nhiên, gần một trăm hộ dân trong vùng lòng hồ đang sống trong cảnh khó khăn, chưa biết đến bao giờ mới được chuyển đến sống ở khu tái định cư mới để ổn định cuộc sống, trong khi đó mùa mưa bão đang cận kề.

Hàng chục hộ đồng bào phải sống trong âu lo trước mùa mưa lũ.

Công trình hồ chứa nước Nặm Cắt có tổng số tiền đầu tư hơn 440 tỷ đồng, do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Việc thống kê giải phóng mặt bằng được triển khai từ năm 2010 nhằm chuyển nhân dân 3 thôn đến nơi ở mới để nhường đất đai, nhà cửa cho công trình, lòng hồ. Tuy nhiên, từ tháng 11/2011, dự án hồ chứa nước Nặm Cắt tạm dừng thi công. Trong thời gian này, nhân dân vùng lòng hồ vẫn phải giữ nguyên hiện trạng, không được sửa chữa nhà cửa, xây dựng công trình trên đất. Với tâm lý "ở tạm", người dân không yên tâm đầu tư phát triển kinh tế lâu dài. Đến tháng 5/2014, dự án này lại tiếp tục được thực hiện. Nhân dân các thôn phải chuyển đến nơi ở mới trước tháng 11/2015.

Tuy nhiên, ông Võ Quốc Toàn, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thành phố Bắc Kạn cho biết: “Việc di dân đến nơi ở mới lại giãn tiến độ thêm một năm, đến tháng 11/2016. Gần 6 năm qua, người dân các thôn thuộc diện phải di dời không yên tâm sinh sống, làm ăn tại nơi đang ở mà luôn sống trong cảnh thấp thỏm chờ đợi đến nơi ở mới”.

Công trình hồ chứa nước Nậm Cắt vẫn coàn nham nhở.

Gia đình chị Nguyễn Thị Xinh, dân tộc Mông, thôn Nà Pài, xã Dương Quang, do nhà gần công trường xây dựng hồ chứa nước Nặm Cắt, nên phải chuyển ra ở tạm khu ở mới, gần khu tái định cư Khuổi Kén, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn. Chị Xinh cho biết: “Ban đầu, ra đây ở không có điện, không có nước sinh hoạt, hằng ngày tôi phải xách nước về dự trữ trong chum dùng dần. Sau này có thêm 3 hộ nữa ra ở khu tái định cư, gia đình tôi mới nhờ kéo điện và lắp đường ống nước về dùng. Không có ruộng để làm, tôi tranh thủ khu đất gần nhà chưa làm khu tái định cư trồng thêm rau để ăn và đem ra chợ bán tăng thu nhập. Nhà thì cũng là nhà tạm chuyển từ chỗ ở cũ ra. Khu đất chị dựng nhà cũng chỉ là tạm thời, khi khu tái định cư xong gia đình tôi lại phải chuyển ra đó ở.

Cùng với gia đình chị Xinh, 5 hộ dân khác ở thôn Nà Pài nằm gần công trường thi công hồ Nặm Cắt cũng phải di dời gấp ra khu tái định cư. Hiện đã có 3 gia đình làm nhà kiên cố. Tuy nhiên, gia đình chị Xinh và các gia đình khác trong diện giải tỏa không biết bao giờ khu tái định cư mới xong để có nơi ở ổn định.
Ông Ma Hoàng Nhì, Bí thư Chi bộ thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, cho biết: “Tổng số hộ dân trong thôn Bản Pẻn phải di dời là 86 hộ, hiện nay khu tái định cư mới chưa được xây dựng nên người dân rất bất an. Nhiều hộ sống trong cảnh nhà cửa dột nát mà không được sửa chữa, làm mới nên cuộc sống rất tạm bợ, thiếu thốn. Không thể chịu đựng thêm cảnh sống thấp thỏm, tạm bợ, người dân mong muốn các cơ quan chức năng sớm có giải pháp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư để chuyển đến sinh sống, ổn định lâu dài”.

Hiện nay, mong mỏi lớn của người dân là khu tái định cư sớm hoàn thành để ổn định cuộc sống.

Bài và ảnh: Đức Hiếu
Vì sao Chủ đầu tư thủy điện Nậm Cắt nợ dân tiền?
Vì sao Chủ đầu tư thủy điện Nậm Cắt nợ dân tiền?

Theo đơn trình báo của người dân, từ năm 2009, khi thủy điện Nậm Cắt được khởi công xây dựng đến nay, người dân xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) và các xã lân cận đã ký kết nhiều hợp đồng lao động, cung cấp lương thực, thực phẩm...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN