Đại lễ Dâng y Kathina

Đại lễ Dâng y Kathina là lễ hội hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đại lễ Dâng y Kathina được tổ chức sau kỳ an cư của chư tăng. Phật giáo Nam tông (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy) thường tổ chức hậu an cư, tức là từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 âm lịch theo lịch Việt Nam (Phật giáo Bắc tông tổ chức an cư từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 âm lịch, nên gọi là tiền an cư).

Lễ đặt bát trai tăng (dâng cơm chi sư hệ phái Nam tông).



Chùa Khmer.



Cùng với Đại lễ Vu lan báo hiếu của Phật giáo Bắc tông, đại lễ Dâng y Kathina của Phật giáo Nam tông đã trở thành ngày hội của giới Phật tử sau mỗi mùa an cư kiết hạ.

Các thiếu nữ dự Lễ Nhiễu 3 vòng
xung quanh Chính điện.


Nghi lễ Dâng y Kathina tại Chính điện.


Lễ Thọ y Kathina.



Ý nghĩa của Đại lễ Dâng y Kathina không chỉ khích lệ tín đồ Phật tử thực thi đại hạnh bố thí mà còn nhằm tri ân công đức Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), tri ân công đức hàng Phật tử hộ trì Phật pháp.

Quy y Tam Bảo.


Lễ buộc chỉ tay.


Từ xưa cho đến nay, Đại lễ Kathina được tổ chức tại các trường hạ, nơi có chư tăng an cư, và trở thành một lễ hội tôn nghiêm, long trọng và thiêng liêng. Các Phật tử ngoài dâng y (áo cà sa), là thứ quan trọng nhất trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức do Phật chế, còn dâng lên chư tăng các phẩm vật khác như đồ dùng hàng ngày, thuốc men, thực phẩm.

Thanh Hà
Lễ Kỳ Yên và phong tục thờ thần ở miền Tây
Lễ Kỳ Yên và phong tục thờ thần ở miền Tây

Các làng quê Việt nói chung, đặc biệt là vùng quê miền Tây Nam Bộ nói riêng, rất coi trọng phong tục thờ thần.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN