Ngày 28/7, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến ngày 27/7, tổng số địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là 19/34 địa phương (đạt 55,9%).
Phát biểu trước Quốc hội sáng ngày 1/11 về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Cao Thị Giang, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: Cần tháo gỡ những cái “nhất” để phát triển vùng đồng bào DTTS&MN.
Ông Lý Văn Dau (sinh năm 1963), Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, là một đảng viên gương mẫu, trưởng thôn có uy tín với cộng đồng người Dao (quần trắng) trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường”, mô hình “Con nuôi của Đồn biên phòng” được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện từ năm 2014, nhiều học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện tới trường học con chữ. Bộ đội Biên phòng trở thành người cha, người mẹ dành tình yêu thương “mẫu tử” chăm sóc cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ.
Trên dặm dài biên ải xa xôi, hiểm trở, các chiến sĩ Biên phòng không chỉ độc hành thực hiện nhiệm vụ mà có tình thương yêu đùm bọc của đồng bào các dân tộc. Mỗi người dân sinh sống sát biên giới chính là đôi mắt, cánh tay nối dài cùng lực lượng Biên phòng bảo vệ vững chắc từng tấc đất, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực biên giới chậm phát triển so với các vùng khác, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao, đời sống người dân khó khăn. Bộ đội Biên phòng đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp để giúp người dân tập trung làm ăn, vươn lên thoát nghèo.
Trong hai ngày 30 và 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần thứ III - năm 2019, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh An Giang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”.
Dân tộc La Hủ được gọi tộc “lá vàng” vì trước kia họ sống du canh, du cư trong rừng, khi lá lợp lán ngả màu vàng thì chuyển nơi khác kiếm nguồn thức ăn mới...
Những năm qua, thực hiện chủ trương tăng cường Bộ đội Biên phòng về các xã biên giới tham gia cấp ủy làm Bí thư, Phó Bí thư đã phát huy hiệu quả. Người chiến sĩ “quân hàm xanh” đã cùng với tập thể triển khai nhiều giải pháp củng cố, nâng cao năng lực hoạt động tổ chức Đảng, chính quyền ở cơ sở, từng bước xóa đói giảm nghèo ở vùng đất biên viễn.
Chiều 30/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Hà Giang.
Ngày 30/10, tại Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập và Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Quân khu 7) bàn giao 17 nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn huyện vùng biên.
Nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông và loại bỏ các hủ tục lạc hậu, năm 2007, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức hội nghị bí thư chi bộ, trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ và người có uy tín dân tộc Mông; thông qua và ký cam kết thực hiện nội dung “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông.
Ngày 30/10, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) và đồng bào dân tộc thiểu số J’rai tại Buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, tổ chức phục dựng nghi thức, nghi lễ cúng bến nước của đồng bào J’rai bản địa.
Ngày 28/10, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2019. Dự Đại hội có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện các cơ quan hữu quan và 250 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho trên 70 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ngày 28/10, tại Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (thành phố Sóc Trăng), tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức khai giảng các lớp đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer.
Nghệ nhân Hù Cố Xuân, ở bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã dành nhiều tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trước thực trạng tại các xã vùng cao đang cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai nhiều mô hình, chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch.
Tối 25/10, Ban Dân tộc phối hợp cùng Ban An toàn giao thông, Trung tâm văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vòng chung kết - trao giải Hội thi “Sáng tác kịch bản và biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền an toàn giao thông trong đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2019.
Nhờ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, các xã trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có nhiều thay đổi.
Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đây cũng là một trong những nội dung được thảo luận tại phiên làm việc chiều 22/10 của Kỳ họp.
Thực hiện chủ trương sáp nhập, toàn tỉnh Sơn La đã giảm được 575 bản, xóm, tổ dân phố và gần 7.000 người hưởng lương từ ngân sách, tiết kiệm cho Nhà nước khoản ngân sách hàng năm lên tới trên 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, thực tế đã phát sinh một số khó khăn, bất cập.