Phát hiện sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc)

Các nhà khoa học vừa phát hiện sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (còn gọi tắt là cao nguyên Thanh Tạng) - được biết đến là tháp nước của châu Á.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cánh đồng băng, có độ dày tối đa gần 400 m, là một phần của sông băng Purog Kangri ở huyện Tsoyi, Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc. Điều này cho thấy sông băng Purog Kangri hiện là sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, soán ngôi của chỏm băng Guliya ở tỉnh Ngari. 

Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái Đất. Trước đây, các nhà khoa học đã khoan lõi băng sâu 308,6 m ở Guliya - hình thành trong giai đoạn hơn 700.000 năm trước.

Thúc Anh (TTXVN)
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy

Với sự trợ giúp của tàu phá băng và robot dưới nước, mới đây, một nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sông băng Thwaites ở Nam Cực đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh và có thể sụp đổ theo cách không thể đảo ngược, gây ra thảm họa nước biển dâng toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN