Khủng hoảng tài chính “tấn công” suất ăn trường phổ thông Nga

Báo Độc lập (Nga) ngày 10/9 cho biết Chính quyền Nga mới đây phải thừa nhận rằng khủng hoảng tài chính ở nước này đang dần "mở rộng địa hạt" ảnh hưởng.


Giới chức địa phương thừa nhận rằng họ không đủ khả năng bảo đảm dinh dưỡng cho suất ăn ở trường của các học sinh phổ thông.

Khủng hoảng, giá lương thực và thực phẩm tăng cao khiến cho các bữa ăn trong trường học đang dần trở nên đạm bạc và đắt đỏ hơn.

Bữa trưa ở trường học của Nga đang ngày càng đạm bạc. Ảnh: Báo Độc lập


Các nghiên cứu cho thấy suất ăn kém chất lượng không đơn thuần chỉ là vấn đề dinh dưỡng. Hậu quả của nó có thể lâu dài hơn, bởi khẩu phần giảm, chế độ dinh dưỡng giảm sẽ dẫn tới làm suy giảm sức khỏe học sinh, làm giảm hiệu suất học tập trong nhà trường.

Hiện vấn đề này chưa đến mức đáng lo ngại ở cấp liên bang, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều đang phải đối mặt với việc giảm khẩu phần ăn tại một số trường học. Thậm chí nhà chức trách tại một số khu vực phía Nam LB Nga đã thẳng thắn thừa nhận không đủ khả năng bảo đảm chế độ ăn uống đầy đủ cho các em học sinh.

Cung cấp bữa ăn tại các trường phổ thông đang là một vấn đề của chính quyền các cấp ở Nga. Một số trường học đang cố giữ truyền thống miễn phí bữa sáng cho tất cả học sinh và số tiền này được trả từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên hiện bữa ăn miễn phí chỉ dành cho những em thuộc gia đình đông con, người nghèo và trẻ mồ côi. Chính quyền địa phương cũng tự định giá bữa ăn sáng và ăn trưa ở trường học. Tại thủ đô, hầu hết các suất ăn trưa ở trường có giá 110 ruble, và bữa sáng giá 40 ruble. Tuy nhiên, do tình trạng lạm phát, giá lương thực tăng cao, và vô hình trung suất ăn vẫn ở mức giá cũ, song chất lượng thì giảm sút đáng kể.

Nguồn tin ghi nhận tiêu chí dinh dưỡng (trên giấy) của suất ăn vẫn được giữ nguyên, song trên thực tế, giá trị dinh dưỡng không tránh khỏi bị cắt giảm.

Bài báo cũng ghi nhận việc cắt giảm khẩu phần ăn của các em tại nhiều trường học, chỉ bị phát hiện khi các đoàn thanh tra đến kiểm tra đột suất.

Theo thống kê hồi cuối năm ngoái, tại một quận ở ngoại ô Moskva, các công tố viên ghi nhận tiêu chuẩn dinh dưỡng trong bữa trưa của các em bị cắt giảm theo tỷ lệ: smetana (một sản phẩm chế biến từ sữa giàu canxi) giảm 22%; pho mát giảm 52%, bơ - 48%, cá - 3,3 lần. Tình trạng này vẫn tiếp tục trong năm 2015, khi các khẩu phần của các em vẫn tiếp tục giảm với tỷ lệ: tvorok (một sản phẩm sữa giàu canxi) - giảm 4,4 lần; pho mát - 72% và cá giảm 76%. Các công tố viên đồng thời cũng thừa nhận thực tế rằng không thể kiểm soát chế độ ăn uống mà các trường dành cho học sinh.

Tại một số tỉnh (như ở Ufa, hoặc nước Cộng hòa Dagestan) các trường học buộc phải bỏ bữa ăn nhẹ của các em, không phát sữa miễn phí nữa.

Trong khi đó, ghi nhận tại những trường vẫn thực hiện việc cấp phát bữa ăn miễn phí cho các em thì thành tích học tập của các em cũng tốt hơn (tại các trường không có bữa ăn miễn phí). Các nhà nghiên cứu tại Đại học Iowa cho biết, tại những trường học cấp phát bữa sáng miễn phí thì có nhiều em học tốt hơn.

Quế Anh (P/v TTXVN tại Moskva)
Hội chứng nghiện smartphone lây lan toàn châu Á
Hội chứng nghiện smartphone lây lan toàn châu Á

Hội chứng Nomophobia (hay còn gọi là chứng ám ảnh khi không có điện thoại bên cạnh) đã xuất hiện trong các cuộc thảo luận y khoa trong nhiều năm trở lại đây. Ở một số nước, các chuyên gia tâm lý còn xếp chúng vào một loại bệnh “rối loạn thần kinh” và lập hẳn phòng khám chữa trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN