Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời chất vấn, 11 đại biểu tiếp tục đặt các câu hỏi xung quanh các vấn đề còn tồn tại của ngành xây dựng cần được giải đáp. Nhiều câu trả lởi của Bộ trưởng trong các lần trả lời chưa giải đáp hết những thắc mắc của đại biểu Quốc hội và cử tri, tiếp tục được các đại biểu Quốc hội tranh luận, yêu cầu làm rõ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu kỹ và trả lời tất cả những câu hỏi của đại biểu bằng văn bản.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang): Với hành vi tự xử lý chuyển đổi công năng ở công trình xây dựng, đề nghị Bộ trưởng rà soát lại vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Chủ đầu tư có nơi chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, quỹ bảo trì ở hàng loạt chung cư không xử lý…
Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai): Nhiều lỗi quy hoạch đô thị gây bức xúc cho dân. Đó là, đường tại các đô thị luôn luôn đào đi lấp lại; Các công trình xây dựng không được che chắn, thậm chí làm chết người; Công trình xây dựng làm lún, sập nhà bên cạnh… Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp cấp thiết lâu dài?
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP Hồ Chí Minh): Bộ trưởng đã trả lời về điều chỉnh Thông tư 02, Tuy nhiên, tôi đề nghị Bộ trưởng sau khi có điều chỉnh Thông tư 02, phải giải quyết được sự mâu thuẫn hiện nay. Tôi đã tiếp xúc nhiều cử tri, tình hình hết sức phức tạp. Như vậy, sau khi sửa Thông tư 02 này, phải giải quyết được mâu thuẫn. Nếu không, sẽ bị kẻ xấu lợi dụng tình hình này.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên): Các dự án xây dựng có vốn đầu tư nhà nước, ngoài việc các dự án có định mức cao hơn dự án xây dựng tư nhân, cử tri cho rằng việc kéo dài tiến độ các dự án xây dựng có vốn ngân sách nhà nước gây ra việc phát sinh chi phí, hệ lụy, nếu nhà thầu không cắt giảm chi phí theo dự toán ban đầu thì sẽ lỗ. Nếu cắt giảm chi phí thì ảnh hưởng đến chất lượng tiếp theo của công trình. Hiệu quả lao động sản xuất, các nhà thầu có năng lực thực sự thì xa dần các dự án có vốn đầu tư Nhà nước, chỉ còn những đơn vị sản xuất kém, dẫn đến chất lượng công trình kém. Bộ trưởng đưa ra giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ?
Đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk): Thời gian qua, dư luận và cử tri bức xúc trước việc tùy tiện, thay đổi mục đích sử sụng đất, xây dựng công trình vào đất cây xanh, đất giao thông, đất đai dành xây chung cư cao ốc, dẫn đến hạ tầng đô thị bị quá tải, quy hoạch chung bị phá vỡ, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng thừa nhận thực trạng này. Phần trả lời của Bộ trưởng chưa rõ trách nhiệm Bộ Xây dựng. Vì vậy, đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bên cạnh trách nhiệm địa phương thì Bộ Xây dựng để xảy ra tình trạng này, Bộ trưởng đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh tra kiểm tra và xử lý với vụ việc cụ thể nào hay chưa? Bộ trưởng đã đưa ra nhiều giải pháp, vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nào là quan trọng nhất?
Đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai): Việc xây dựng kiến trúc đô thị chưa được làm nghiêm túc dẫn đến các đô thị bị ngập úng, nền đường khi làm lại cao hơn nhà dân. Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng này trong thời gian tới?
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang): Thời gian qua phát sinh nhiều vụ cháy lớn ở nhiều nhà cao tầng, chung cư gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của người dân. Ngoài trách nhiệm kiểm tra, giám sát pháp luật phòng cháy chữa cháy của cơ quan công an, trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào trong quản lý thiết kế xây dựng, công trình có ảnh hưởng tác động đến cộng đồng dân cư, phương hướng khắc phục, đặc biệt là tuân thủ luật xây dựng trong thời gian tới?.
Qua khảo sát tình trạng công nhân, người lao động có thu nhập thấp tại các khu đô thị, công nghiệp có khó khăn nhà ở, Bộ trưởng có giải pháp thiết thực nào nhằm tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng nêu trên?
Các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, tập trung vào các vấn đề liên quan tới hạ tầng giao thông
Đai biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Các đô thị lớn, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có tình trạng ùn tắc giao thông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ùn tắc cục bộ ở các khu đô thị mới do công tác quy hoạch: Dọc đoạn đường Lê Văn Lương, Hà Nội chỉ 2km thôi nhưng có 40 tòa nhà cao ốc; Nguyễn Hữu Cảnh (TP Hồ Chí Minh) chưa tới 3km mà tới tới 17 chung cư. Xin Bộ trưởng nêu rõ trách nhiệm vấn đề này ở đâu, bài học gì rút ra trong công tác quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị tương lai như thế nào?
Đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh): Trách nhiệm Bộ trưởng ở đâu khi tình trạng điều chỉnh quy hoạch cục bộ, điều chỉnh quy hoạch chi tiết diễn ra khá phổ biến, tùy tiện không tuân thủ trình tự, thẩm quyền việc này cấp thiết tới mức ngày 1/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 05 là yêu cầu tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng?
Về vấn đề cải tạo nhà chung cư xuống cấp, Bộ trưởng đã trả lời nhưng trả lời của Bộ trưởng đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới, đề nghị Bộ trưởng cho biết thời gian tới là bao giờ? Đề nghị Bộ trưởng có lộ trình cụ thể, đề xuất chính sách cụ thể để vấn đề này khả thi?
Đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên): Hiện nay, thu hút đầu tư ngoài ngân sách cung cấp dịch vụ đô thị, cung cấp dịch vụ cấp thoát nước rác thải hết sức khó khăn. Bộ trưởng cho biết giải pháp?
Nhiều dự án nhà nước thời gian qua thực hiện chìa khoa trao tay nhưng có nhiều hạn chế, chậm tiến độ, tăng chi phí, điều chỉnh tăng đầu tư nhiều lần. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm, giải pháp giải quyết?
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): Bộ trưởng nói về điều chỉnh quy hoạch tùy tiện thời gian tới, trong năm nay và sang năm sẽ thanh tra nhưng nếu được, từ nay đến kỳ họp thứ 8 có kết quả thanh tra để báo cáo Quốc hội.
Đối với các chủ đầu tư năng lực đạo đức yếu kém, kinh doanh chụp giật, vi phạm pháp luật đã xử lý rồi, nhưng phải làm sao loại họ bỏ thị trường kinh doanh bất động sản. Giải pháp lập danh mục, danh sách công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ, để người dân, giám sát, không mua sản phẩm của họ nữa?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng): Về nhà 8B Lê Trực, tòa nhà này cắt theo chiều dọc, nguy cơ mất an toàn rất cao, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, trong tình huống này, xử lý nghiêm các vi phạm là chắc chắn, tuy nhiên tình huống có phá rỡ tòa nhà hay không. Đây là vấn đề tôi muốn Bộ trưởng nêu rõ.
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre): Ngày 9/1/2019, tôi chuyển đơn của Uỷ ban các vấn đề xã hội tiếp nhận gửi đến Bộ trưởng đến nay Bộ trưởng không trả lời, xung quanh toàn bộ hệ thống chiếu sáng của tòa nhà Quốc hội, chưa thanh toán cho chủ đầu tư, họ đã nợ lãi ngân hàng hơn 1,5 năm đến nay lãi xuất là 24 tỷ, tôi biết vốn dự phòng đã trả tiền nhà xuốc hội, tôi vọng Bộ trưởng trả lời và sớm giải quyết vấn đề này cho Quốc hội biết.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh): Dư luận cử tri và nhiều báo chí chính thống nêu, thứ nhất, sự nhọc nhằn dự án tâm linh và dự án du lịch có những bài báo rút tít: Nghèo mà không có tiền thì không đi chùa được vì nhiều khâu dịch vụ phải đóng tiền. Về quản lý về tài nguyên đất đai, việc đầu tư tư nhân kiểm soát chặt chẽ như vậy hay không. Sự phân bổ hàng nghìn ha cho dự án này có hợp lý hay không, chưa kể những đầu tư khác như điện, đường mà nhà nước đã đầu tư vào khu vực này?
Đại biểu Phạm Văn Hoàn (Đồng Tháp): Ở Việt Nam có nên quy hoạch cả ngàn ha hay không, cả 5 ha cho du lịch tâm linh, kết hợp nghỉ dưỡng hay không, trong khi đất chúng ta là hữu hạn. Trên thế giới có nước nào quy hoạch như vậy hay không?