[Trực tiếp] Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Giá thành công trình vốn Nhà nước luôn cao hơn công trình của tư nhân

Chiều 4/6, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV "nóng" với hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội xoay quanh các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, với sự đăng đàn trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà.

17:00 Ngày 04/06/2019

Nhiều đại biểu chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà:

Bên lề phiên chất vấn chiều 4/6, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, Hồ Thị Minh cho rằng: Nhiều đại biểu chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.  

Theo nữ đại biểu tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cần nêu rõ trách nhiệm của ngành mình trong những vụ việc vi phạm quy hoạch đô thị gây bức xúc dư luận.

“Tôi hi vọng sáng 5/6, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà sẽ nắm vấn đề và trả lời sát thực tế hơn, đúng vấn đề cử tri gửi đến Bộ trưởng”, đại biểu Hồ Thị Minh chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề phá vỡ quy hoạch đô thị được nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, cần phải làm rõ lý do điều chỉnh quy hoạch, việc điều chỉnh có lợi cho nhà đầu tư hay không, có làm mất phần diện tích đất công cộng không.

“Đây là vấn đề đặt ra với Bộ Xây dựng, trách nhiệm của Bộ trưởng và chính quyền địa phương cần phải làm rõ”, ông Phạm Văn Hòa đề nghị.

Chú thích ảnh
Đại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp trả lời phỏng vấn báo Tin tức. Ảnh: Nam Hoàng

Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hòa, với những sự việc đã xảy ra, sau kỳ chất vấn, giám sát này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm người phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mà có lợi cho nhà đầu tư, làm thiệt hại cho người dân.

17:00 Ngày 04/06/2019

Phiên chất vấn chiều 4/6 kết thúc lúc 16h58

Kết thúc phiên chất vấn chiều 4/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết:

Đã có 39 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.

Vào phiên chất vấn sáng 5/6, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và Phó Thủ tướng sẽ tiếp tục trả lời những câu hỏi chất vấn của các đại biểu.

Quốc hội nghỉ, kết thúc ngày chất vấn đầu tiên trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

16:46 Ngày 04/06/2019

Hàng loạt câu hỏi chất vấn "chờ" Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời

Càng về cuối phiên chất vấn chiều 4/6, càng nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà. Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ có thời gian nghiên cứu và tiếp tục trả lời vào sáng 5/6.

Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam): Vừa qua tình trạng mua bán đất theo hình thức hợp đồng cấp vốn, hồ sơ pháp lý chưa đảm bảo nhưng chủ đầu tư vẫn mở bán, nguy cơ rủi ro lớn. Trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp trọng yếu nào để chấn chỉnh tình trạng này?

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre): Việc quy hoạch nhà ở và khu dân cư cho đồng bào khu vực lũ lụt lở đất như thế nào?

Thứ hai, chúng ta có xử phạt, dừng dự án chung cư, đô thị, có phương án nào giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư thứ cấp ra sao, hiện nay nhiều người không có nhà ở, sống lay lắt?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh): Theo báo cáo chuyên đề của Quốc hội thì mật độ xây dựng tại đô thị làm phá vỡ quy hoạch và quá tải hạ tầng giao thông, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

Có hiện tượng nhà đầu tư bất động sản người nước ngoài móc nối một bộ phận người Việt Nam mua bán chuyển nhượng bất động sản trái phép, trách nhiệm của Bộ như thế nào, nguyên nhân và cách giải quyết?

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Hồ Chí Minh): Với các quy hoạch chậm triển khai và dự án chậm triển khai, quyền và lợi ích của người dân sẽ được giải quyết như thế nào? Cách tháo gỡ của Bộ trưởng?

Thứ 2, Bộ có nói quản lý nhà nước về bất động sản còn phân tán tại nhiều bộ ngành và các cấp chính quyền địa phương, trong khi sự tổng hợp chưa tốt. Theo Bộ trưởng, quy định như thế nào là hợp lý và ai là người chịu trách nhiệm vấn đề này?

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Việc phá vỡ quy hoạch do điều chỉnh quy hoạch tràn lan, bỏ phí đất đai và công trình, việc quản lý nhà chung cư nhưng thực ra nghe Bộ trưởng trả lời và các giải pháp đưa ra không biết bao giờ mới khắc phục được và chưa rõ vai trò quản lý. Tôi muốn nghe ý kiến của Chính phủ?

Đại biểu Nguyễn Văn Hiện (Lâm Đồng): Vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực sẽ xử lý như thế nào? Việc cắt gọt có đảm bảo không, an toàn cho người dân sử dụng hay không?

Đại biểu Nguyễn Xuân Hòa (Lạng Sơn): Cấp chứng chỉ bất động sản còn lỗ hổng. Bộ trưởng có giải pháp quản lý về môi giới bất động sản?

Đại biểu Nguyễn Tân Thành (Lạng Sơn): Luật quy định về nhà ở xã hội còn nhiều ách tắc, nhiều dự án chậm tiến độ thi công. Bộ trưởng cho biết vì sao Bộ còn chậm đề xuất chính sách nhà ở cho thuê, đặc biệt là nhà cho thuê đối với đối tượng thu nhập thấp để phù hợp tình hình hiện nay? Lộ trình và biện pháp cụ thể?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh): Nhiều cử tri quan tâm khu du lịch tâm linh, có trường hợp chùa triền vài trăm ha nhưng nhà đầu tư được cấp hàng nghìn ha, có sự nhập nhằng, có ý kiến cho rằng nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng nhà nước bỏ ra hàng chục ngàn ha đất đai. Quy hoạch khu du lịch tâm linh có kiểm soát hay không? Việc khai thác đảm bảo yêu cầu hợp lý hay không?

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre): Cử tri cho rằng quản lý nhà nước theo quy hoạch chưa tốt, lãng phí đất đai, nguồn lực… Trách nhiệm Bộ trưởng ra sao? Chất lượng công trình và tiến độ công trình đầu tư cơ bản còn chậm, bộ trưởng xử lý vấn đề này như thế nào?

16:35 Ngày 04/06/2019

Quản lý nhà chung cư: Có khoảng 10% nhà chung cư có sự tranh chấp

Chú thích ảnh

Trả lời các câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng cho biết:

Tổng số nhà nhà chung cư trên cả nước là 4.422 chung cư. Bên cạnh những chung cư có sự quản lý tốt, cũng có những tòa chung cư xảy ra tranh chấp. Theo thống kê có 458 chung cư có tranh chấp, chiếm 10%.

Việc tranh chấp tại các chung cư do không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; bàn giao kinh phí quản lý; diện tích chung riêng; giá dịch vụ nhà chung cư; không thống nhất đơn vị vận hành; cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà…

Nguyên nhân của tình trạng này là do một số quy định chưa đầy đủ về kinh phí bảo trì, việc sử dụng kinh phí và chế tài với các vi phạm. Bên cạnh đó là do chủ đầu tư không đủ năng lực, không mở tài khoản riêng, không bàn giao kinh phí. Một số hợp đồng mua bán nhà có những điều khoản có lợi cho người bán nhà.

Để giải quyết tình trạng này, liên quan đến mô hình quản trị nhà chung cư, Bộ Xây dựng đề xuất 2 mô hình mới: chủ đầu tư tự quản lý và quản trị hoặc giao đơn vị quản lý chuyên nghiệp. Do đó, mô hình quản lý nhà chung cư đa dạng hơn. Dù có hai mô hình mới thì cũng phải do cộng đồng tự quyết định và phải có giám sát của cộng đồng.

16:26 Ngày 04/06/2019

Nội đô Hà Nội quy định chỉ 9 tầng, sao có những công trình trên 60 tầng?

Tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các đại biểu Quốc hội đặt ra các câu hỏi về vấn đề xây dựng trong các đô thi, trong đó có nội dung về chung cư cũ, chung cư cao cấp và đặc biệt là một nội dung "nhạy cảm": Luật Thủ đô quy định 4 quận nội thành Hà Nội chỉ xây nhà tối đa 9 tầng, nhưng thực tế đã có những tòa nhà hơn 60 tầng. 

Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước): Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng nhà chung cư kéo dài, cử tri cho rằng đây là một trong những vấn đề cho thấy rõ sự yếu kém trong quản lý của cơ quan chức năng. Bộ trưởng có cam kết và giải pháp như thế nào để góp phần khắc phục hạn chế trên?

Thứ hai, nhiều dự án xây dựng điều chỉnh nhiều lần, điều chỉnh tùy tiện, bộ trưởng cho biết có hay không tình trạng nhiều chủ đầu tư vi phạm, Bộ trưởng sẽ làm gì xử lý vi phạm và đảm bảo quyền lợi người dân và nhà nước trong điều chỉnh quy hoạch?

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu): Hiện nay nhiều chung cư cao cấp được chủ đầu tư tổ chức bảo vệ rất tốt tạo sự yên tâm cho cư dân, tuy nhiên đây cũng là nơi an toàn để nhiều đối tượng thuê hoặc mua để tổ chức các hoạt động đánh bạc, mại dâm… gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng, hạn chế sự phát hiện, giám sát của quần chúng nhân dân. Bộ đã có nhận diện được kẽ hở chưa? Và có giải pháp gì khắc phục?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội): Bộ trưởng cho biết trách nhiệm và giải pháp khắc phục hai tình trạng: chất lượng thẩm định và phê duyệt của một số dự án chưa cao, tính toán còn sai sót dẫn đến kéo dài. Hai là một số ban quản lý dự án hoạt động chưa đúng quy định của pháp luật, hiệu quả thấp?

Thứ hai, trong báo của Bộ trưởng có nêu công tác thanh tra xử lý vi phạm trong bất động sản chưa được chú trọng, chế tài xử lý còn nhẹ, nội dung quản lý bất động sản còn phân tán. Đề nghị Bộ trưởng cho biết cụ thể thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chưa được chú trọng ở đâu, xử lý vụ việc nào còn nhẹ và quản lý nhà nước về bất động sản nên tập trung vào đâu?

Đại biểu Lương Văn Đức (Đắk Lắk): Hiện nay một số chủ đầu tư năng lực kém, khi được giao quản lý quỹ bảo trì hường chây ì bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị, không ít chung cư chủ đầu tư xây dựng thay đổi thiết kế, chất lượng không đảm bảo dẫn đến chậm trễ bàn giao hồ sơ, nhiều chủ đầu tư công trình chưa được nghiệm thu đã cho người dân vào ở…Đây là các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp phức tạp. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và quan điểm xử lý sai phạm nêu trên?

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Theo quy định pháp luật hiện hành với 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình chỉ được thiết kế chiều cao tối đa 9 tầng nhưng hiện nay nhiều nơi đã có công trình rất cao, thậm chí có công trình lên tới 60 tầng, Luật thủ đô và quy định hiện hành có cho phép điều này hay không và trách nhiệm thuộc về ai?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Trần Thị Quốc Khánh phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
16:09 Ngày 04/06/2019

Năm 2019 hoàn thành các quy chuẩn giám sát codotel, biệt thự nghỉ dưỡng

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định:

Đối với tình trạng quy hoạch treo, lập quy hoạch không đồng bộ nhà ở với hạ tầng, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tại các địa phương, Bộ Xây dựng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh tốc độc quy hoạch, để công khai trước dư luận; đồng thời, yêu cầu địa phương nào chưa có quy hoạch chi tiết thì không phê duyệt bất cứ quy hoạch nào khác liên quan, nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Về quản lý các loại hình bất động sản mới như Codotel, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, văn phòng cho thuê tại các thành phố lớn hiện nay như Hà Nội, Hồ Chí Minh còn quá nhiều bất cập, Bộ Xây dựng cam kết trong năm 2019 sẽ hoàn thành các quy chuẩn giám sát chặt chẽ các loại hình này, làm cơ sở hướng dẫn các địa phương định hướng phát triển; đồng thời ban hành các chính sách riêng để quản lý.

Vấn đề gây bức xúc dư luận hiện nay về tình trạng người Việt Nam đứng tên mua nhà hộ người nước ngoài, Bộ Xây dựng thừa nhận là có thật, nhưng chưa có thống kê đầy đủ. Vì vậy, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Bộ Công an rà soát, xử lý rốt ráo thực tế này.

Một vấn đề nữa liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân là giá xây dựng các dự án của Nhà nước cao hơn của doanh nghiệp tư nhân. Bộ Xây dựng cũng thừa nhận là chính xác. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa sửa đổi kịp thời về định mức đơn giá xây dựng; các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vật liệu giá rẻ hơn, tiết kiệm hơn... Bộ Xây dựng cam kết sẽ rà soát toàn diện vấn đề này trong năm nay. Việc giảm khoảng 2.000/4.000 định mức đơn giá mà Bộ Xây dựng đã thực hiện thời gian qua cũng đã góp phần hạn chế mức chênh lệch nêu trên.

16:04 Ngày 04/06/2019

Vì sao công trình vốn nhà nước cao hơn công trình vốn tư nhân?

Các đại biểu tiếp tục chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng. Câu hỏi "khó" được đặt ra với Bộ trưởng Phạm Hồng Hà là sự chệnh lệch dễ nhận thấy trong công trình sử dụng vốn nước ngoài và công trình sử dụng vốn tư nhân. 

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang): Việc điều chỉnh quy hoạch làm gia tăng nhà cao tầng, trách nhiệm của Bộ và giải quyết như thế nào? Nhiều quy hoạch treo gây lãng phí quỹ đất. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng như thế nào?

Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa): Công tác quản lý thị trường bất động sản, căn hộ du lịch được quản lý như thế nào? Có hay không việc đứng tên mua bất động sản cho người nước ngoài và xử lý như thế nào?

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình): Tại sao nhiều công trình sử dụng vốn nhà nước cao hơn rất nhiều so với sử dụng vốn tư nhân. Bộ quy chuẩn định giá bất động sản chậm được ban hành gây lãng phí, trách nhiệm thuộc về ai?

Không ít dự án việc thực hiện trình tự thực hiện quy chuẩn, lập thẩm định, nghiệm thu công trình còn vi phạm, gây thất thoát ở một số khâu có sự chủ quan ý chí của nhà thầu…Vi phạm trên chủ yếu do kiểm toán phát hiện và kiến nghị xử lý, Bộ trưởng có chỉ đạo gì với tồn tại trên?

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (Hồ Chí Minh): Thực hiện theo quy hoạch là cần thiết nhưng nhiều quy hoạch công trình công cộng cây xanh trong đồ án quy hoạch chi tiết chậm được thực hiện, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây vi phạm Luật Xây dựng. Bộ trưởng cho biết thời gian tới có biện pháp như thế nào để đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân trong thời gian chờ thực hiện các quy hoạch này? Thứ hai, nhiều cử tri cho rằng các quy định pháp luật trong thẩm định dự án đầu tư xây dựng cả công và tư còn rất phức tạp, mâu thuẫn, mất nhiều thời gian công sức và tiền bạc, dễ nảy sinh tiêu cực nhưng những quy định này chậm được sửa đổi. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải quyết vướng mắc này?

15:50 Ngày 04/06/2019

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Hà thừa nhận chưa thực hiện nghiêm túc các quy hoạch xây dựng

Sau giờ giải lao, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn. Ngay từ những câu đầu tiên, Bộ trưởng thừa nhận: Việc triển khai thực hiện các quy hoạch xây dựng chưa nghiêm túc, việc cung cấp thông tin cho người dân chưa đầy đủ, kịp thời...

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Việc lấy ý kiến nhân dân hiện nay, trong quy dịnh đã có, nhưng khu thực hiện chưa tốt. Việc cung cấp thông tin cho người dân chưa tốt. Bộ sẽ hướng dẫn cho dân. Giá bất động sản hiện nay đang cao,  giải pháp là: Tăng nguồn cung về phân khúc bất động sản; Ngăn chặn kịp thời đẩy giá, thổi giá.

Về việc xử lý chung cư cũ, trách nhiệm của Bộ là chưa kịp thời và phối hợp chưa tốt với các địa phương.

Việc bán nhà khi chưa có đầy đủ căn cứ pháp luật: Chủ đầu tư cố tình bán, Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm những chủ đầu tư làm không dúng quy định.

Về dự án tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái: Đã xuất hiện những dự án như vậy, và hiện nay việc kiểm soát bằng giấy phép xây dựng là chủ yếu. Việc cải tạo những công trình tôn giáo tâm linh phải theo đúng quy định. Nhưng nhiều địa phương vận dụng không đúng. Bộ sẽ có những quy định cụ thể hơn để phân biệt rõ ràng giữa đất dành cho tâm linh, đất dành cho du lịch.

Vấn đề cát nhân tạo: Hiện có một số cơ sở sản xuất khá lớn, nhưng tiêu thụ chậm do giá thành cao. Một số công trình ở địa phương vẫn tận dụng cát tự nhiên nên cát nhân tạo khó bán. Bộ sẽ xử lý về công nghệ để giảm giá cát nhân tạo, từ đó có thể thúc đẩy kinh doanh cát nhân tạo. Vấn đề một số đơn vị đã di dời khỏi nội đô, Bộ trưởng sẽ trả lời bằng văn bản sau.

15:35 Ngày 04/06/2019

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Tiến Sinh đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an

Bên lề kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 4/6, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Tiến Sinh đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công an trong thời gian qua.

Có thể còn chuyện này chuyện kia, nơi này nơi khác nhưng đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đề nghị xã hội nên nhìn nhận khách quan những nỗ lực của ngành trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ bình yên cho nhân dân. 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Tiến Sinh trả lời phỏng vấn báo chí sau giờ nghỉ giải lao phiên chất vấn chiều 4/6. Ảnh: Nam Hoàng

"Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công an đi thẳng vào vấn đề, xác định rõ trách nhiệm, đưa ra kiến giải cho Quốc hội và Chính phủ để làm tốt hơn công tác phòng chống tội phạm”, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho hay.

“Với Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà, tôi sẽ chất vấn về việc quản lý condotel. Quy định hiện nay chưa rõ ràng”, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nói.

“Bản chất của nó là nhà đầu tư không muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính như dự án bất động sản trong khi đó vẫn kinh doanh. Cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước để được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất”, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nói.

15:30 Ngày 04/06/2019

Quốc hội giải lao

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước, Đặng Thị Ngọc Thịnh với các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
15:25 Ngày 04/06/2019

Diện tích lớn quy hoạch cho "đất tâm linh" trong khi thiếu đất sản xuất

Trước giờ giải lao, hàng loạt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trong đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề: Có tình trạng diện tích lớn được quy hoạch làm "đất tâm linh", khả năng có những biến tướng, trong khi diện tích đất cho sản xuất đang còn khó khăn. 

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An): Hiện nay có tình trạng nhiều dự án nhà ở chung cư chưa thực hiện đầy đủ điều kiện pháp lý theo Luật nhưng nhà đầu tư đã quảng cáo rao bán và thu tiền của người dân dẫn đến người dân mất tiền mua mà không được ở, Bộ có giải pháp gì để xử lý tình trạng trên? Thứ hai, theo báo cáo của Bộ về di dời trụ sở các Bộ ngành ra khỏi nội đô Hà Nội có tồn tại một số bộ ngành đã xây dựng trụ sở tại vị trí mới nhưng vẫn không bàn giao trụ sở cũ để tổ chức đấu giá hoặc chuyển sang công trình công cộng theo quy hoạch mà vẫn bố trí các đơn vị trực thuộc làm việc, trách nhiệm để xảy ra tồn tại trên thuộc về ai? Bộ trưởng có thể nêu một vài bộ ngành nào để xảy ra tồn tại này?

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An): Theo báo cáo kiểm toán, một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng chưa có định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng đơn giá nên dùng đơn giá nước ngoài nên giá quá cao như dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và một số dự án khác gây lãng phí lớn. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này và giải pháp khắc phục?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Việc đầu tư xây dựng các công trình tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã và đang hình thành với hàng ngàn ha đất tuy nhiên chưa rạch ròi khu đất dành cho tâm linh và đất thương mại dịch vụ, sau này có thể biến tướng do điều chỉnh quy hoạch. Vậy Bộ trưởng cho biết quy hoạch hàng ngàn ha như vậy ở nước ta có nên không khi dân thiếu đất sản xuất, đất thì hữu hạn? Thứ hai, theo báo cáo giám sát của Quốc hội thì chỉ ra một số tồn tại trong điều chỉnh quy hoạch có nhiều dự án điều chỉnh hơn 5 lần, xây dựng không đúng giấy phép đầu tư, vi phạm kiến trúc không gian, cây xanh, vui chơi giải trí. Chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch để chiếm dụng đất công, vấn đề này do luật sơ hở hay quản lý yếu kém?

Chú thích ảnh
 Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Phạm Văn Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa Vũng Tàu): Vừa qua việc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và dự toán của cơ quan chuyên môn về xây dựng đã góp phần kiểm soát tốt hơn các chi phí trong đầu tư xây dựng song cũng có nhiều phản ánh về khó khăn, sự phiền hà trong quá trình thực hiện. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp khắc phục?

15:09 Ngày 04/06/2019

Hoàn thiện thể chế, quy hoạch để kiểm soát rủi ro thị trường bất động sản

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời các câu chất vấn của đại biểu Quốc hội về giá bất động sản: 

Tình trạng giá bất động sản (BĐS) tăng cao hơn nhiều giá thị trường, mức thu nhập của người dân hiện nay là do: Thể chế chưa đồng bộ, gây ra các mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác liên quan đến BĐS; Cơ cấu BĐS chưa cân đối với nhu cầu thị trường về các phân khúc nhà cao cấp, nhà ở xã hội (NOXH), nhà giá rẻ; thiếu vốn khiến nhiều dự án không thể triển khai, ách tắc; Các dự án BĐS hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng vốn vay ngân hàng, trong khi chủ dầu tư không có nguồn vốn lâu dài, dẫn đến thị trường phát triển không lành mạnh; Thuế đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân trên giá mua chưa thu hút được các nguồn lực xã hội.

Trước các tồn tại này, Bộ Xây dựng đề xuất với Chính phủ cho thành lập hệ thống cơ cơ sở dữ liệu để kiểm soát chặt chẽ thị trường BĐS tại các địa phương; Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan; Thanh tra toàn diện thị trường BĐS trong cả nước. Trong đó, tập trung vào hoàn thiện thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và phát triển nhà ở xã hội để tăng nguồn cung phục vụ người dân.

Về vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng thừa nhận, hiện nay mới bố trí được khoảng 3.000/9.000 tỷ đồng cho nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, quy đất hạn chế, đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, khiến người thu nhập thấp chưa tiếp cận được nguồn cung. Vì vậy, Bộ Xây dựng sẽ tham mưu với Chính phủ về huy động vốn, quỹ đất, thu hút xã hội hóa để phát triển nhà ở xã hội.

Vê tình trạng nhiều chung cư xuống cấp nguy hiểm trong cả nước, Bộ Xây dựng thống kê hiện có khoảng 2.500 chung cư đang xuống cấp nghiêm trọng. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi thể chế, chính sách cải tạo theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích Người dân – Nhà nước – nhà đầu tư; đồng thời, ban hành các chính sách đặc thù cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

15:07 Ngày 04/06/2019

Chủ trương di dời trụ sở các bộ ngành khỏi nội đô chưa đi vào cuộc sống

Trong khi chất vấn, một số đại biểu Quốc hội đưa ra những đánh giá về lĩnh vực xây dựng trong thời gian qua: 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): Qua trả lời của Bộ trưởng thì thấy sự lúng túng rất rõ. Thứ nhất, khi nói tòa nhà 8B Lê Trực thì Bộ trưởng nói nếu Hà Nội yêu cầu thì Bộ sẽ phối hợp, như vậy là không đúng với vị trí của Bộ quản lý nhà nước. Vấn đề HH Linh Đàm thì Bộ trưởng nói đã có sai phạm rồi và xử lý nhưng vấn đề đặt ra là cử tri và chúng tôi muốn biết bao giờ thì xử lý được vấn đề đó? Ở đây tôi thấy rằng hầu như trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Trong thảo luận tổ, nhiều đại biểu là lãnh đạo địa phương cho rằng nhiều vấn đề giải quyết ở địa phương rất yếu, hỏi đến các Bộ thì các Bộ trích dẫn các văn bản quy phạm, thậm chí còn gây khó hơn cho địa phương. Cho nên câu trả lời của Bộ trưởng có lẽ phải đến tầm Chính phủ. Tôi đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời với cử tri và Quốc hội, cam kết xử lý về vấn đề tòa 8B Lê Trực và HH Linh Đàm.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thanh Hồng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Trần Thị Dung : Trong báo cáo của Bộ trưởng cho biết Bộ Xây dựng đã hoàn thành trách nhiệm của mình, tuy nhiên Luật Thủ đô sau 2 nhiệm kỳ được thông qua năm 2012, đến nay có hiệu lực 8 năm, một trong những quy định không đi vào cuộc sống đó chính là quy định về việc di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội. Việc này đã được Ủy ban Pháp luật giám sát và báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vừa qua. Trong phần này, theo quy định Luật Thủ đô thì quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất, công nghiệp thì được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng nhưng trên thực tế rất nhiều chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất này. Chính cơ quan được bố trí quỹ đất di dời khỏi nội đô, có cơ quan tiếp tục giữ lại trụ sở cũ và 2 cơ quan được chấp nhận chuyển đổi mục đích sang xây dựng nhà ở, văn phòng, không có khu đất nào được xây dựng các công trình công cộng, chưa có cơ sở giáo dục nào di dời ra ngoại thành vì chưa có cơ sở hạ tầng, thậm chí chưa được giao đất. Sự chậm trễ này đang gây hệ lụy về quy hoạch, hạ tầng giao thông, quy mô dân số… đi ngược lại mục tiêu đề ra khi thực hiện di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô. Đó là có trách nhiệm của Bộ Xây dựng theo quyết định 130 của Chính phủ, mong Bộ quan tâm thực hiện vấn đề này.

15:00 Ngày 04/06/2019

Mong chờ chính sách đột phá để tăng nguồn cung cho nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng về các vấn đề liên quan bất động sản, đặc biệt là nhà ở xã hội, chung cư cũ và quy hoạch treo.

Đại biểu Nguyễn Văn Dành (Bình Dương): Thời gian vừa qua, giá bất động sản tại một số tỉnh thành tăng rất cao, rất nóng đến mức không kiểm soát được, thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững. Xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân và Bộ trưởng có giải pháp gì để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, bền vững?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Nguyễn Văn Dành đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thứ 2, hiện nay loại hình nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở bình dân, đặc biệt là nhà ở xã hội giá rẻ còn rất thiếu trong khi nhu cầu loại nhà này còn rất lớn. Vậy xin Bộ trưởng cho biết có chính sách đột phá gì để tăng nguồn cung cho loại hình bất động sản này?

Thứ 3, tình trạng hình thành khu dân cư tự phát, khu dân cư quy mô nhỏ ngày càng có xu hướng gia tăng, xin Bộ trưởng cho biết có biện pháp gì để ngăn chặn, kiểm soát tình trạng trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai): Theo báo cáo của Bộ Xây dựng thì hiện nay số lượng nhà chung cư cũ trên cả nước còn rất lớn, nhất là trong TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó nhiều chung cư đã xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nhưng số lượng chung cư này vẫn đang chờ, chưa được cải tạo cũng như chưa được xây dựng mới do kinh phí cho việc này còn khó khăn và việc huy động xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn, tôi đề nghị Bộ cho biết những giải pháp của Bộ trong thời gian tới?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Nguyễn Thị Mai Phương đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc): Trong báo cáo giám sát Quốc hội đã chỉ ra nhiều dự án được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, việc điều chỉnh quy hoạch phần lớn được làm lợi cho nhà đầu tư. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân xảy ra tình trạng như trên? Trách nhiệm của Bộ trưởng và thời gian tới Bộ xử lý tình trạng trên ra sao?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Trần Văn Tiến đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thứ 2, thực tế tại nhiều địa phương có nhiều dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được giao đất từ nhiều năm nay nhưng vẫn bị bỏ hoang hoặc đầu tư chập chờn, gây lãng phí tài nguyên đất đai và bức xúc trong nhân dân. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng nêu trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai): Theo báo cáo của Bộ Xây dựng thì hiện nay số lượng nhà chung cư cũ trên cả nước còn rất lớn, nhất là trong TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó nhiều chung cư đã xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nhưng số lượng chung cư này vẫn đang chờ, chưa được cải tạo cũng như chưa được xây dựng mới do kinh phí cho việc này còn khó khăn và việc huy động xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn, tôi đề nghị Bộ cho biết những giải pháp của Bộ trong thời gian tới?

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc): Trong báo cáo giám sát Quốc hội đã chỉ ra nhiều dự án được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, việc điều chỉnh quy hoạch phần lớn được làm lợi cho nhà đầu tư. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân xảy ra tình trạng như trên? Trách nhiệm của Bộ trưởng và thời gian tới Bộ xử lý tình trạng trên ra sao?

Thứ 2, thực tế tại nhiều địa phương có nhiều dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được giao đất từ nhiều năm nay nhưng vẫn bị bỏ hoang hoặc đầu tư chập chờn, gây lãng phí tài nguyên đất đai và bức xúc trong nhân dân. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng nêu trên?

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Ninh Thuận): Qua giám sát thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch đô thị, nhiều ý kiến cử tri cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quy hoạch đô thị chỉ được coi là thủ tục hành chính bắt buộc để đồ án quy hoạch đô thị đó được phê duyệt. Với trách nhiệm quản lý, Bộ trưởng sẽ có những giải pháp tích cực nào để việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư và chất lượng tham gia của cộng đồng dân cư đối với đồ án quy hoạch đô thị trước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt được đảm bảo thực chất và có thẩm quyền hơn?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, Nguyễn Thị Hồng Hà đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum): Hiện nay giá cả bất động sản cao so với thu nhập nước ta, một số số liệu cho thấy so với thu nhập bình dân thì giá bất động sản gấp 25 lần. Nếu số liệu này đúng thì giá bất động sản là quá cao. Giá cả cũng cao so với giá trị thực của bất động sản ảnh hưởng lớn đến tiếp cận nhà ở của người dân đang là thách thức trong giải quyết nhà ở cho những đối tượng thu nhập thấp? Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề trên như thế nào? Nguyên nhân của vấn đề và giải pháp giải quyết?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, Tô Văn Tám đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
14:36 Ngày 04/06/2019

"Nóng" về chung cư HH Linh Đàm và nhà 8B Lê Trực

Tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo; việc xử lý vi phạm ở công trình 8B Lê Trực, HH Linh Đàm là những vấn đề “nóng” được đại biểu đặt ra và được Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời.

Theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, hiện nay quá trình đô thị hóa phát triển hết sức nhanh chóng, đạt được những kết quả hết sức tích cực. Tốc độ đô thị hóa đạt 38,5%, các đô thị phát triển nhanh chóng, diện mạo đô thị ngày càng khang trang. Đời sống người dân đã được nâng cao.

Tuy nhiên, phát triển đô thị hiện nay còn nhiều tồn tại: Tình trạng siêu mỏng, siêu méo vẫn còn, mà  nguyên nhân là do chất lượng quy hoạch còn thấp, việc kiểm soát phát triển đô thị chưa tốt dẫn đến công tác dự báo tốc độ, tình hình phát triển, khả năng tăng trưởng dân số,... không tốt. Từ đó dẫn đến những tính toán sai về cấu trúc, không gian của tổ chức đô thị, cũng như chỉ tiêu về hạ tầng. Nhiều bất cập về hạ tầng, những dự án đầu tư thiếu những căn cứ quy hoạch cũng do đó mà phát sinh.

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm với tình trạng này từ khâu tham mưu, đánh giá, phối hợp. Bộ cũng chịu trách nhiệm trong việc chậm, thực hiện chưa hiệu quả theo quy định mà pháp luật giao.

Về giải pháp, Bộ Xây dựng sắp tới sẽ nâng cao chất lượng quy hoạch, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.

Về tranh luận của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), trong công tác phối hợp xử lý toà nhà 8B Lê Trực, Bộ  Xây dựng đã có văn bản đôn đốc công tác xử lý gửi UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tham gia ý kiến gửi các sở ngành để đánh giá chịu lực công trình.

Nếu Hà Nội tiếp tục có yêu cầu gì trong công tác xử lý sai phạm xây dựng ở toà nhà 8B Lê Trực thì Bộ Xây dựng sẽ đáp ứng.

Trả lời câu hỏi lần thứ hai của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng cho rằng việc giải quyết sai phạm ở toà nhà HH Linh Đàm và 8B Lê Trực thuộc trách nhiệm của Hà Nội là không thoả đáng, như vậy thì công tác tham mưu của Bộ ở đâu,  người dân chỉ muốn biết là bao giờ Bộ sẽ giải quyết, bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của Việt Nam vì sao chậm, Bộ trưởng Hà lý giải: Hiện nay quy chuẩn liên quan đến xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam cùng lĩnh vực đang có nhiều bất cập, phân tán ở nhiều nội dung, trùng lặp nhau. Một số các quy định đã lạc hậu so với thực tiễn và chậm được sửa đổi bổ sung. Đến năm 2021, Bộ sẽ đưa ra được bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn mới để điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến xây dựng.

14:31 Ngày 04/06/2019

Các câu chất vấn đề cập trực tiếp tới trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội tập trung vào trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong các vấn dề: Đô thị phát triển không theo quy hoạch; Xây dựng kghoong bảo đảm chất lượng; Tòa nhà 8B Lê Trực và Khu chung cư HH Linh Đàm; quy định pháp lý cho căn hộ du lịch.

Bên cạnh đó, một ý kiến chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.

1. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Nhiều năm qua có tình trạng các đô thị phát triển tràn lan, các khu đô thị không có người ở, khu đô thị không đúng quy hoạch, không đảm bảo chất lượng xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, không có nhà trẻ và các nhà siêu mỏng siêu méo tên con đường mới mở làm mất mỹ quan đô thị không được khắc phục. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và toàn ngành xây dựng trong vấn đề này như thế nào? Bộ trưởng có những giải pháp gì và lộ trình như thế nào để giải quyết những bất cập nói trên? Người dân và Quốc hội cần chờ thời gian bao lâu nữa để tình trạng như trên được giải quyết một cách căn bản?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

2. Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): Tình trạng vi phạm quản lý quy hoạch và trật tự đô thị là phổ biến nhưng xử lý còn lung túng, bị động và chưa nghiêm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và các giải pháp khắc phục tình trạng trên? Thứ hai, đề nghị Bộ trưởng cho biết cam kết trong phối hợp với UBND TP Hà Nội trong xử lý sự việc tòa nhà 8B Lê Trực và Khu chung cư HH Linh Đàm?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thanh Hồng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

3. Đại biểu Nguyễn Thị Dung (Điện Biên): Việc di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan trong nội thành Hà Nội chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định 130 của Chính phủ, tiến độ di dời chậm, quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý theo quy hoạch. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và ngành theo Quyết định 130 của Chính phủ?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, Trần Thị Dung đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

4. Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định): Thực tiễn các hoạt động đầu tư, xây dựng, giao dịch, cấp giấy chứng nhận đối với các loại hình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch đang diễn ra sôi động, tuy nhiên vẫn chưa có quy định pháp lý nào điều chỉnh vấn đề này. Xin hỏi bộ trưởng trách nhiệm của bộ ngành trong đó có Bộ Xây dựng trong tham mưu quy định, quy chuẩn hiện nay? Theo báo cáo của Bộ Xây dựng hiện nay khi hoạt động thực tế đang rất sôi động nhưng Bộ đang nghiên cứu, tham mưu các quy định, như vậy có chậm so với thực tế và bao giờ sẽ xong vấn đề này? Thứ hau, việc thực hiện cấp giấy chứng nhận lâu dài đối với các căn hộ này đang diễn ra tuy nhiên chưa phù hợp quy định hiện hành. Bộ có hướng giải quyết vấn đề này ra sao?

Chú thích ảnh
 Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, Lý Tiết Hạnh đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

5. Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): Vì sao bộ quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam vốn là trọng tâm của kiến trúc và xây dựng được cho là lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung? Tôi xin hỏi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Áp lực về tăng dân số nội đô có nguyên nhân từ xây dựng và quy hoạch, vậy Chính phủ có giải pháp gì để đạt mục tiêu giảm áp lực tăng dân số tại các đô thị lớn? Thứ 2 là Chính phủ có giải pháp gì chấm dứt quy hoạch treo?

14:29 Ngày 04/06/2019

Bộ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo trước Quốc hội

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình. Quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự du lịch (resort villa). Về công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

14:20 Ngày 04/06/2019

Chủ tịch Quốc hội tổng kết nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất

Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vào đầu giờ chiều 4/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết nhóm nội dung chất vấn và trả lời chất vấn thứ nhất. Theo Chủ tịch Quốc hội, nhóm vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội có 47 ý kiến tranh luận của các đại biểu Quốc hội với sự tham gia trả lời chất vấn, giải trình, làm rõ của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Mình. Các câu chất vấn đi thẳng vào vấn đề quản lý nhà nước của Bộ Công an và các bộ ngành liên quan. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lần đầu tiên trả lời trước QH, với tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc vấn đề đã trả lời thẳng thắn các vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri chất vấn.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, công tác phòng chống tội phạm là các vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống của nhân dân, tới kỷ cương của Nhà nước và niềm tin của xã hội. Thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực và những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Thực tế diễn biến thời gian qua cho thấy xã hội vẫn chưa thực sự bình yên, người dân vẫn chưa yên tâm trước sự gia tăng của các hoạt động tội phạm. Thành tích của bộ Công an rất đáng ghi nhận nhưng vẫn còn những vụ án thương tâm, các hoạt động tội phạm khiến xã hội lo lắng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian tới, Bộ Công an cần:

- Tổng kết rà soát tổng thể các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm đánh bạc qua mạng, các hành vi tổ chức mang thai hộ, xâm hại trẻ em, tín dụng đen… , từ đó có các đề xuất, tạo cơ sở pháp lý đấu tranh hiệu quả, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Về đấu tranh với tội phạm ma túy, Bộ Công an cần phối hợp các bộ ngành phố biến pháp luật tới nhóm đối tượng có nguy cơ; Phát huy phong trào toàn dân phòng chống ma túy, triển khai các giải pháp và đề án nhằm hạn chế số người sử dụng ma túy; Xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm pháp.

Bộ Công an cần nâng cao năng lưc của các lực lượng chức năng; Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng; Ngăn ngừa giảm cung ma túy; Triển khai hiệu quả chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm; Kiềm chế gia tăng tội phạm trên từng địa bàn; Nâng cao năng lực điều tra và đấu tranh với các loại tội phạm; Phát hiện các hành vi vi phạm nhưng không để oan sai; Xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay cho tội phạm; Xử lý các vấn đề liên quan an ninh mạng;

Bộ Công an phải phối hợp với các địa phương quản lý các đối tượng tâm thần để tránh hành vi trốn tội qua các bệnh án tâm thần; Trấn áp hoạt động tín dụng đen, phối hợp với ngân hàng để triển khai các gói tín dụng cho nhân dân, tuyên truyền giáo dục cho người dân không tham gia tín dụng đen; Xử lý các băng nhóm xã hội đen, đặc biệt các băng nhóm có tổ chức, sử dụng công nghệ cao để phạm pháp; Xử lý các cán bộ công an suy thoái, tiếp tay cho tội phạm; Đấu tranh với các hoạt động mua bán người, trẻ em; Phối hợp ngành tư pháp xử nghiêm tội phạm xâm hại phụ nữ trẻ em; Triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Xử lý nghiêm tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu bia; Thống nhất về phương pháp thống kê số người chết vì tai nạn giao thông…

14:08 Ngày 04/06/2019

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Khi phát hiện ra sai phạm ở mức nào, sẽ xử lý ở mức đó

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trương Hòa Bình trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề thứ nhất. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trả lời đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Anh Trí, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết: Khi xảy ra gian lận trong thi cử, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra và vẫn đang tiếp tục điều tra xác minh sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018. Gần đây Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019 phải đảm bảo trung thực, khách quan theo tinh thần trên.

Giải pháp căn cơ của Chính phủ là: Ở đây có câu chuyện, các gia đình muốn con em mình thi đậu nên đã có hành động tiêu cực; trong đó có sự tiếp tay của những người trong ngành giáo dục nên đã xảy ra những sai sót. Nguyên nhân trước hết là của toàn xã hội, của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của các thầy cô giáo đã tiếp tay cho sai phạm.

Để đảm bảo nền tảng nhà nước là sống trung thực, ngành giáo dục và nhà trường phải giáo dục cho các em nên án hành vi gian dối trong giáo dục. Nêu cao đạo đức công vụ. Củng cố thi cử chặt chẽ, các ngành chức năng tham gia phải khách quan, trung thực để cùng nhau giám sát trong thi cử. Khi đã phát hiện ra vi phạm ở mức nào, sẽ xử lý theo mức đó, nếu ở mức hình sự thì sẽ xử lý hình sự, công khai, minh bạch.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về thái độ của Phó Thủ tướng thế nào trong việc xử lý uống rượu bia khi tham gia giao thông? Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: Cả xã hội nên án việc đã uống rượu, bia rồi tham giao thông gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Vì quá chén tham gia giao thông đã gây tai nạn là hết sức đau lòng. Cho nên đã uống bia thì không tham gia giao thông. Luật giao thông đường bộ có quy định xử lý vi phạm hành chính việc này. Tới đây Chính phủ sẽ sửa Nghị định 46 để tăng hình phạt nặng với vi phạm nồng độ cồn khi tham gia gia thông. 

14:00 Ngày 04/06/2019

Phiên chất vấn chiều 4/6 bắt đầu với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Chú thích ảnh
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Các câu hỏi của đại biểu Quốc hội cuối phiên chất vấn sáng 4/6 được Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lần lượt trả lời. Trong đó, nội dung liên quan tới các biên pháp quản lý, giáo dục và các quy định, quy trình công tác đối với cảnh sát giao thông (liên quan chất vấn của đại biểu Quốc hội đoàn TP Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa).

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
11:58 Ngày 04/06/2019

Bên hành lang Quốc hội: Việt Nam không còn là nơi tiêu thụ nữa mà trở thành nơi trung chuyển ma túy

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định về phiên chất vấn sáng nay: Có những đại biểu chất vấn đi vào những nội dung cụ thể nhưng những nội dung cụ thể này lại liên quan đến việc thực thi, ban hành và giám sát pháp luật. Đây là những thông tin cần thiết không chỉ với người dân lắng nghe, qua đó các cơ quan có trách nhiệm phải điều chỉnh việc làm của mình để khắc phục những vấn đề đặt ra đó.

Về vấn đề chống ma túy được nhiều đại biểu đặt câu hỏi, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, đấu tranh chống ma túy rất gian khổ, phải có giải pháp quyết liệt, thậm chí đổ máu. “Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, không còn là nơi tiêu thụ nữa mà trở thành nơi trung chuyển ma túy. Nhưng bài toán giải quyết rất khó. Ví dụ, chính Bộ trưởng cũng nói, ta có đường biên giới dài, lực lượng không thể đảm bảo được nhưng chính Bộ Công an lại đang phải tinh giản biên chế. Vậy chúng ta phải tìm ra giải pháp, không ‘phình’ thêm lực lượng nhưng vẫn chống ma túy hiệu quả. Tôi nghĩ chính cuộc thảo luận hôm nay sẽ đặt vấn đề này cho Bộ Công an”, đại biểu Dương Trung Quốc cho hay.

11:42 Ngày 04/06/2019

Nhận định của Đại biểu về phiên chất vấn đầu tiên: Câu hỏi tập trung, trả lời chắc chắn, điều hành linh hoạt

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn.

Kết thúc buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Dương Minh Tuấn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đánh giá: Hầu hết các đại biểu chất vấn đúng trọng tâm, xoay quanh những nội dung đặt ra của ngành công an. Bộ trưởng Bộ Công an nắm chắc vấn đề, cơ bản trả lời hết những câu hỏi mà đại biểu Quốc hội đặt ra.

“Các nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề nóng của xã hội như tín dụng đen, ma túy, tai nạn giao thông, các vụ án cụ thể… Liên quan đến ngành công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã tham gia trả lời... Chủ tịch Quốc hội điều hành linh hoạt, đảm bảo thời gian và chất lượng chất vấn”, đại biểu Dương Minh Tuấn nhận xét.

Cũng theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, so với các phiên chất vấn trước đây, phiên chất vấn hôm nay không “căng” lắm nhưng chất lượng các ý phản biện rất rõ ràng. Ví dụ, ý kiến đại biểu đặt vấn đề vì sao số liệu người chết vì tai nạn giao thông của ngành công an và y tế chênh lệch nhau nhiều. Qua trả lời của Bộ trưởng, đại biểu tiếp tục đề nghị làm rõ. Về phía chủ tọa tiếp tục điều hành linh hoạt để đại biểu hiểu.

11:30 Ngày 04/06/2019

11.30: Quốc hội tạm nghỉ, đầu giờ chiều Bộ trưởng Bộ Công an và các Bộ trưởng liên quan tiếp tục trả lời chất vấn.

Chú thích ảnh
Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn buổi sáng 4/6, đúng 11h 30, Quốc hội nghỉ. Ảnh: TTXVN 
11:17 Ngày 04/06/2019

Những đại biểu cuối cùng đặt câu hỏi chất vấn

Những phút cuối của phiên chất vấn sáng 4/6 đón nhận rất  nhiêu câu hỏi của các đại biểu, về các vấn đề liên quan tới đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, mua bán phụ nữ, tình trạng lạm dụng trẻ em, các vấn đề liên quan tới xã hội đen và hoạt động bảo kê.

Trong số những đại biểu cuối cùng đặt câu hỏi chất vấn của buổi sáng 4/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh thẳng thắn đề cập thực tế: Lực lượng cảnh sát giao thông có những cá nhân sai phạm đã làm xấu hình ảnh của người công an, khiến người vi phạm luật lệ giao thông có ác cảm với cảnh sát, con người không vi phạm cũng không tin tưởng ở lực lượng này. Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới để xử lý tình trạng này? 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, Trương Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
11:07 Ngày 04/06/2019

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung: 90% người nghiện tái nghiện

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trả lời một số chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung có biết: Cả nước có 120 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó 105 cơ sở thuộc hệ thống công lập.

Khả năng tiếp nhận cai nghiện của các cơ sở này là 54.000 người, nhưng hiện chỉ đang tiếp nhận gần 40.000 người. Sau khi triển khai Đề án đổi mới cai nghiện ma túy, nhất là sau phiên họp chủ trì của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam với 21 tỉnh thành thì việc triển khai đề án này đã có những tiến triển nhất định. Trong đó việc quản lý tốt hơn, nhất là trong việc tiếp nhận, phân loại, cắt cơn, dạy nghề, tạo việc làm…cho người nghiện ma túy,  tạo môi trường thân thiện, nhất là quản lý, hỗ trợ sau cai nghiện.

Quá trình triển khai Đề án cai nghiện cho thấy hai vấn đề khó: Trước hết là trong một số thời điểm , nhiều cơ sở quả tải, có nơi gấp 2 lần, một số nơi gấp 4 lần. Theo đó, có 43% đối tượng nghiện có tiền án tiền sự, tại trung tâm cai nghiện phía Nam có tới 90% người nghiện là nghiện ma túy tổng hợp.

Tiếp đó, tại các cơ sở cai nghiện có tình trạng thiếu phác đồ điều trị. Nhiều kiểu nghiện ma túy và mỗi kiểu nghiện có phác đồ khác nhau. Trong khi đó, nhiều cơ sở thiếu bác sĩ và nhiều người có chuyên môn sâu về vấn đề này.

Do đó, việc quá tải cơ sở vật chất dẫn đến tình trạng học viên phá trại với nhiều lý do khác nhau. Một số địa phương muốn làm trong sạch địa bàn nên đưa cả người nghiện lâu năm và mới nghiện đi cai.

Bên cạnh đó có thực trạng là 90% người nghiện tái nghiện và chủ yếu tái nghiện ở thanh niên,. Do đó, trong việc giảm số đối tượng nghiện ma túy, quan trọng nhất là giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại.

Do đó, các địa phương cần quản lý đối tượng nghiện tại gia đình cộng đồng xã hội tốt hơn, không để thanh niên tái nghiện. Các địa phương cũng đồng bộ cai nghiện tại cộng đồng, gia đình, nếu không hiệu quả thì mới đưa vào cai nghiện bắt buộc.

11:02 Ngày 04/06/2019

Thế hệ trẻ hãy nhận biết, tránh xa sự lôi kéo của ma túy

Bô trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu thực tế: Hoạt động buôn bán ma túy hiện nay mang lại siêu lợi nhuận, tội phạm ma túy dã dính vào các đường dây ma túy, bất chấp tất cả các hình thức xử lý của pháp luật. Đề cập đến vấn đề sâu xa hơn, Bộ Công an tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định ngoài siêu lợi nhuận, ma túy còn liên quan đến vấn đề băng hoại đáo đức của giới trẻ, để đề xuất giải pháp ngăn chặn. Nhưng để giải quyết vấn đề từ gốc, thế hệ trẻ phải biết tự nhận biết sớm, trước, xa lánh mọi sự lôi kéo, tiếp cận ma túy và đã nghiện thì phải quyết tâm cai nghiện.

Chú thích ảnh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc tham gia phiên họp tại Hội trường. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đối với vấn đề gian lận thi cử, trách nhiệm chính và giải pháp căn cơ để giải quyết hiện nay là của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Công an thường xuyên duy trì phối hợp chặt chẽ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, chống gian lận thi cử, hạn chế thấp nhất tiêu cực xảy ra.

Đối với cán bộ ngành Công an tham gia bảo kê, Bộ Công an một lẫn nữa nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, đảm bảo lực lượng trong sạch, vững mạnh, xuyên suốt.

Riêng đối với việc xử lý rốt ráo nạn tín dụng đen, Bộ Công an đã có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội; đồng thời đã có đề án Phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia.

11:01 Ngày 04/06/2019

Đấu tranh chống tội phạm bắt nguồn từ đấu tranh với vi phạm trong lực lượng công an

Các đại biểu Quốc hội liên tục chất vấn, hướng về trách nhiệm của Bộ Công an trong đấu tranh với tội phạm ma túy.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công an khi giải quyết vụ gian lận thi cử vì đây là một loại tội phạm mới, hoạt động tinh vi, nhiều người có chức vụ tham gia. Giải pháp nào của Bộ Công an để đảm bảo cho quyết tâm của Chính phủ không để xảy ra gian lận thi cử nữa?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Bộ Công an gần dây liên tiếp phá những vụ ma tuý lớn. Hầu hết các đối tượng lợi dụng các kẽ hở quản lý để trung chuyển ma tuý qua Việt Nam. Bộ có giải pháp nào đấu tranh?

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre):Về 3 mục đích khắc phục vấn nạn ma tuý, giảm cung, giảm cầu, giảm tác tại. Vậy, Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ giải pháp để xử lý những yêu cầu này như thế nào? Với những đối tượng dưới 13 tuổi, cách thức bắt buộc đi cai nghiện được tiến hành ra sao?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Đặng Thuần Phong đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị): Việc đấu tranh phòng chống tội phạm phải chăng cần bắt đầu từ việc đấu tranh phòng ngừa vi phạm trong lực lượng công an nhân dân để đảm bảo lực lượng phòng chống tội phạm trong sạch, hiệu quả?

10:50 Ngày 04/06/2019

Người trẻ sử dụng bóng cười thường xuất thân từ gia đình ít quan tâm tới con cái

Những đối tượng là người trẻ sử dụng bóng cười, nghiện ma túy thường rơi vào những trường hợp gia đình có điều kiện, nhưng ít quan tâm đến con cái, những gia đình kinh doanh… Biết con cái nghiện ngập, sử dụng ma túy nhưng nhiều gia đình giấu giếm con nghiên hút, nên số liệu chung về đối tượng nghiện ma túy đã được Bộ Công an tính đến đối tượng này.

Theo kế hoạch chung, Bộ Công an có báo cáo Chính phủ lộ trình đến 2020 xử lý những bất cập trong việc ban văn bản, kế hoạch phòng chống tội phạm ma túy.

Về khởi tố một số đối tượng bỏ trốn, giải pháp của Bộ Công an là sẽ có những biện pháp thực hiện giám sát chặt chẽ, tăng cường hoạt động nghiệp vụ quản lý những đối tượng ngay từ đầu.  

Chú thích ảnh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tham dự phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ngành công an tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các Luật sư tiếp cận thân chủ, bào chữa cho thân chủ của mình. Về biện pháp quản lý người nghiện, Bộ Công an tập trung giải pháp về pháp luật, xử phạt hành chính, quản lý đối tượng người nghiện, tiếp tục nâng cao tuyên truyền, nhận thức, tác hại của ma túy hạn chế phát sinh đối tượng người nghiện mới. Trong các biện pháp này có sự quan tâm của các ngành, tham gia tuyên truyền về tác hại của ma túy. Các cấp, các ngành, lực lượng xã hội cần tham gia rà soát, quản lý, phòng ngừa đối tượng nghiện ma túy, ngáo đá, kể cả ở các quán Bar, Karaoke… Ngành Công an có trách nhiệm với các giải pháp trong công tác đấu tranh, tăng cường nghiệp vụ triệt phá những đối tượng buôn bán ma túy. Còn việc xử lý những điểm gây nghiện như karaoke, sàn nhảy… thì có giải pháp để cùng các ngành cùng phối hợp giải quyết. 

10:47 Ngày 04/06/2019

Có bảo kê tội phạm hay không?

Vẫn liên quan tới đấu tranh với tội phạm ma túy và công tác quản lý người nghiện ma túy, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) đặt câu hỏi: Người nghiện ma túy có Luật Xử lý hành chính và Luật Phòng chống ma túy. Bộ Tư pháp rất tích cực chỉnh sửa xây dựng luật, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2020. Tôi dược biết, Bộ Công an cũng được giao nhiệm vụ sửa Luật phòng chống ma túy. Vậy Bộ Công an đã làm gì thể hiện trách nhiệm và lộ trình đưa trình Quốc hội xem xét để đồng bộ luật xử lý hành chính?. Về khởi tố liên quan đối tượng có tiền, có vị trí, khi có quyết định khởi tố thì đối tượng đã kịp thời bỏ trốn, xin Bộ trưởng cho biết, liệu có việc lộ lọt thông tin, bảo kê tội phạm ở đây hay không và giải pháp thời gian tới để ngăn chặn như thế nào?

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) hỏi: Vừa qua, có một số cán bộ công chức, công an có biểu hiện liên minh có tiền có quyền với một số đối tượng cộm cán ngoài xã hội, hoạt động phương châm khép kín, để can thiệp việc công nhằm trục lợi, dằn mặt những ai tố cáo vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm. Đây là loại hình mang tính chất xã hội đen. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm mình về vấn đề này? 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Mai Sỹ Diến phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tiếp tục chất vấn, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) thẳng thắn: Tôi băn khoăn việc hoạt động xã hội đen có câu kết một số cán bộ công chức trong ngành công an hay không? Ai là người chỉ đạo, ai là người cung cấp tiền? Tôi đề nghị đảm bảo tính công bằng nghiêm minh của pháp luật..

 

10:35 Ngày 04/06/2019

Không “đá bóng” trách nhiệm cho cơ quan nào trong phòng chống tội phạm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định: Hiện nay, có tình trạng các loại tội phạm ma túy, giết người, xã hội đen, giao thông, tín dụng đen đều gia tăng mạnh, có liên quan mật thiết đến nhau, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.  Bộ Công an đóng vai trò nòng cốt trong vấn đề này, thể hiện ở việc tập trung trấn áp, xử lý hình sự nghiêm minh để răn đe, làm giảm. Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Tình hình này đặt vấn đề trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến đâu trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, cơ quan nào phối hợp chưa tốt?  Đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, các cơ quan đều đã làm hết trách nhiệm, làm tốt nhiệm vụ của ngành mình.

Chú thích ảnh
 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương tham dự phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Còn để “thẩm lậu” tội phạm, Bộ Công an không “đá bóng” trách nhiệm cho các cơ quan, nhưng thực tế là ngành nào cũng có cơ sở, kẽ hở để lọt tội phạm. Công an chưa phát hiện kịp thời tội phạm, Biên phòng chưa quản lý được toàn diện đường biên giới hay Hải Quan chưa kiểm soát được các vấn đề thông quan… Vì vậy, Bộ Công an với vai trò nòng cốt sẽ phải tăng cường phối hợp với các ngành; vận động quần chúng cùng tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; thành lập các lực lượng “trị an cơ sở” làm lực lượng nòng cốt phát hiện đầu mối tội phạm, qua đó thành lập các chuyên án mở rộng phá án.

10:13 Ngày 04/06/2019

Nguy cơ nào từ tình trạng đứng tên mua đất cho người nước ngoài?

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đặt câu hỏi:  Việc một số người, vì lý do khác nhau, mua bất động sản, đất đai cho người nước ngoài, vậy Bộ trưởng có cho rằng đó là giao dịch thương mại hay không hay tiềm ẩn nguy cơ với an ninh quốc gia. Bộ Công an có quan tâm để giải quyết ra sao?

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời: Quan điểm của Việt Nam là thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Riêng với hiện tượng người Việt đứng tên cho người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc mua bất động sản, ngành công an không coi những giao dịch này là "giao dịch thương mại bình thường"; do đó sẽ nghiên cứu để có đề xuất quản lý chặt chẽ hơn. 

10:09 Ngày 04/06/2019

Xem xét phục hồi quy định xử lý hình sự người sử dụng ma túy

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về quản lý người nghiện ma túy tại cộng đồng:

Biện pháp quản lý người nghiện là không để phát triển người nghiện vì từ tội phạm ma túy sẽ nảy sinh ra các tội phạm khác. Các đối tượng tội phạm ma túy rất muốn lợi dụng việc phát triển số người nghiện để tiêu thụ lượng ma túy vào trong nước. Người đứng đầu ngành công an cho rằng, quy định hiện hành là không xử lý hình sự người sử dụng ma túy. Bộ Công an đang nghiên cứu sửa đổi luật về phòng chống ma túy và xem xét phục hồi quy định xử lý hình sự người sử dụng ma túy. Đây là biện pháp để quản lý người nghiện nhằm không để phát triển người nghiện

10:05 Ngày 04/06/2019

Tiếp tục 'nóng' với các chất vấn về đấu tranh với tội phạm

Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Tô Lâm, hàng loạt câu chất vấn của đại biểu Quốc hội về an ninh trật tự, an toàn giao thông ở cả nông thôn và thành phố. Đại biểu nêu một thực trạng đau lòng: Người dân sáng đi làm, không chắc đến chiều, mình có về được nhà không?

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên chất vấn tại hội trường. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

 1. Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam): Thời gian qua, có một số tổ chức xã hội đen lừa phụ nữ đưa vào hàng quán, mại dâm trá hình, phát sinh ra tệ nạn xã hội, ở một số địa phương có hình thành Tổ giải cứu, tự nguyện, xin hỏi Bộ trưởng thực hiện theo hành lang pháp lý, cơ chế nào bảo vệ Tổ tự nguyện nào? Vai trò trách nhiệm và quan điểm của bộ về vấn đề này?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Phan Thái Bình phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

2- Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc): Hiện nay còn tồn tại những vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội như các đại biểu đã nêu ma túy, mại dâm, tín dụng đen, tội phạm công nghệ, hại nhau, nói xấu nhau trên mạng... Nhưng cơ quan cho rằng khó quản lý về công nghệ thông tin trên mạng, nhưng theo tôi không thể không có giải pháp. Bộ Công an và Bộ TT-TT có biện pháp gì trong khi đó chung ta đã có Luật an ninh mạng?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Lê Thị Nguyệt phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

3- Đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP Đà Nẵng):  Theo Bộ Công an, tính 11/2018, cả nước có 225.099 người nghiện ma túy, đây chỉ mới là số người nghiện có hồ sơ. Muốn giảm tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy, trước hết phải giảm số người nghiện. Nhưng hiện nay số người nghiện đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân đầu tiên là không còn xử lý hình sự với người nghiện ma túy, chỉ xử lý hành chính. Tuy nhiên việc xử lý hành chính và cũng như đưa vào cai nghiện đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thứ hai là Đề án cai nghiện ma túy đến năm 2020 của Chính phủ có chủ trương giảm cai nghiện bắt buộc, tăng cai nghiện tự nguyện trong khi hình thức cai nghiện này không hiệu quả vì tỷ lệ tái nghiện cao. Quan điểm của Bộ trưởng và giải pháp xử lý vấn đề trên như thế nào?

Chú thích ảnh
 Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Võ Thị Như Hoa phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

4- Đại biểu Lữ Thanh Hải (Khánh Hòa): Cử tri phản ánh, tình hình an ninh trật tự ở vùng nông thông phức tạp, các băng nhóm có hung khí, sử dụng ma túy với các vụ việc phức tạp. Trước tình hình đó, Bộ trưởng cho biết, sau khi 199 của Bộ Luật hình sự không còn hiệu lực, đánh giá tình hình tăng tội phạm liên quan tới điều luật ra sao? Bộ Công an có hướng xử lý gì trong thời gian tới để trấn án tội phạm ở nông thôn?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Lữ Thanh Hải phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

5.Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Hiện nay cử tri rất lo lắng trước số lượng ma túy rất lớn, nghiêm trọng thu giữ được từ các vụ buôn bán ma túy. Bên cạnh đó là tình trạng giết người; tai nạn giao thông do dùng ma túy tăng. Thâm chí người dân có người sáng ra đi làm không dám chắc chiều về có an toàn hay không, Đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an cho biết trách nhiệm của Bộ Công an với các tội phạm hoành hành gây bất an. Bộ Công an có giải pháp nào để phòng ngừa?

Chú thích ảnh
 Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
09:52 Ngày 04/06/2019

Không có vùng cấm đối với cán bộ công an bảo kê tội phạm

Bộ trưởng Bô Công an Tô Lâm khẳng định:  Trong công tác đảm bảo trât tự an toàn xã hội, an ninh tổ quốc, khẩu hiệu của toàn ngành Công an quán triệt “Bộ tinh gọn, tỉnh toan diện, cơ sở bám sát”. Do đó, Bộ triển khai công tác này ngay từ cơ sở, vận động từng người dân, từng gia đình và cộng đồng tích cực tham gia xây dựng các phong trào An ninh trật tự, An ninh tổ quốc; quán triệt tới từng chiến sỹ công an cơ sở, dân phòng, lực lượng tình nguyện, nhằm giảm thiểu các vấn đề nảy sinh nguồn gốc phạm tội, gây rối. Đặc biệt là nêu gương trách nhiệm người đứng đầu tại cơ sở trong thực hiện công tác này.

Xác định tội phạm ma túy là nguồn gốc của các loại tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm, Bộ Công an đã tăng cường phối hợp với các địa phương, chỉ đạo lực lượng tăng cường quản lý tội phạm trại giam, vì có tới 60% tội phạm ma túy bắt đầu từ đây, qua đó tăng cường đấu tranh, khai thác thông tin tội phạm liên đới, liến quan. Giải pháp tới đây, Bộ Công an đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Luật Phòng chống ma túy, áp dụng Điều 199, Bộ Luật hình sự về tội phạm ma túy để tăng sức răn đe tội phạm; tập trung tuyên tuyền từ cộng đồng tới gia đình về các biện pháp phòng chống; khai thác và hợp tác quốc tế để đấu tranh, phát hiện các đường dây ma túy xuyên quốc gia, trong nước, nhằm triệt phá hiệu quả tội phạm.

Riêng đối với tình hình bảo kê tội phạm, quan điểm của Bộ Công an là không có vùng cấm đối với cán bộ bảo kê tội phạm, nhất là đối với cán bộ sa ngã, biến chất, bị lôi kéo, dụ dỗ, hợp tác với tội phạm, do đó sẽ xử lý nghiêm minh, thích đáng, kiên quyết loại bỏ theo quy định pháp luật đối với cán bộ bảo kê, nhằm lấy lại niềm tin với nhân dân. Tuy nhiên, do tội phạm luôn tìm mọi cách, không trừ thủ đoạn nào để lôi kéo cán bộ công an sa ngã, vì vậy, ngành Công an luôn phải quán triệt tới từng cán bộ, chiến sỹ luôn phải đứng vững trong mọi tình huống.

09:51 Ngày 04/06/2019

Quản lý người nghiện ma túy tại cộng đồng và an ninh trật tự cấp cơ sở

Trở lại nghị trường sau giờ giải lao, phiên chất vấn tiếp tục với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công an  Tô Lâm với các nội dung về an ninh trật tự cơ sở, quản lý người nghiện ma túy tại cộng đồng. Bộ trưởng để cập tới khả năng sửa đổi quy định pháp luật về hình phạt đối với người sử dụng ma túy.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu Quốc hội bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
09:40 Ngày 04/06/2019

Bên hành lang Quốc hội: Đại biểu Quốc hội nghi ngờ có sự bao che cho những vi phạm về an ninh trật tự

Đại biểu Phạm Văn Hoà, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp, nghi ngờ có sự bao che, tiếp tay cho những vi phạm về an ninh trật tự thời gian qua:

 

09:36 Ngày 04/06/2019

Bên hành lang Quốc hội: Đề nghị ngành công an xử lý nghiêm các băng nhóm tín dụng đen

 

09:30 Ngày 04/06/2019

Quốc hội giải lao trong 20 phút sau hàng loạt câu hỏi "nóng" dành cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 4/6/2019. Ảnh: Hoàng Dương
09:27 Ngày 04/06/2019

Viện Kiểm sát tối cao Lê Minh Trí trả lời làm rõ thêm về vụ xâm hại trẻ em tại Chương Mỹ (Hà Nội)

Viện kiểm sát nhân dân luôn lắng nghe những phản ánh của nhân dân và cử tri cả nước, đặc biệt khi nhận được thông tin về vụ án hiếp dâm trẻ em ở Chương Mỹ (Hà Nội), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội tiến hành xác mình, truy tố đối tượng gây ra vụ án này. Trong những vụ án mà ngành Công an đang điều tra, trong đó có những vụ mà trực tiếp là Bộ công an làm, công an địa phương đang thụ lý thì Viện Kiểm sát sẽ để công an làm theo đúng chức năng. Khi cần có sự hỗ trợ thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ vào cuộc, tất nhiên Viện Kiểm sát không lạm dụng việc này mà theo phân công, và sẽ trao đổi với Bộ Công an.

Chú thích ảnh
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải đáp ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực kiểm sát. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
09:10 Ngày 04/06/2019

Giá ma túy chưa tăng, chứng tỏ nguồn cung vẫn lớn

Trả lời câu hỏi của các đại biểu quốc hội về tình trạng ma túy tràn vào nước ta, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Nguy cơ Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma tuý quốc tế vẫn hiện hữu.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam, đặc biệt là lực lượng công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý đã kịp thời phát hiện, đấu tranh nên đã bắt giữ được nhiều vụ ma tuý lớn. Dù chúng ta đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ ma tuý lớn trước đây đến nay chưa từng có nhưng chúng tôi đánh giá nguy cơ đó vẫn còn rất hiện hữu, đòi hỏi sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa.

Chú thích ảnh
 Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Việt Nam nằm gần khu vực “tam giác vàng” - trung tâm ma túy lớn thứ 2 thế giới nên tình hình là rất phức tạp.Tuy nhiên chúng tôi hoàn toàn có thể ngăn chặn tội phạm này và không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế". Từ khu vực "tam giác vàng" vào Việt Nam rất gần, đường vận chuyển thuận lợi, công tác đấu tranh của các nước bạn cũng gặp khó khăn. Trong khi đó, đường biên giới nước ta rất dài, kể cả trên đất liền và trên biển, do đó công tác đấu tranh gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ Việt Nam trở thành nơi trung chuyển ma tuý quốc tế vẫn hiện hữu. Vừa qua chúng ta xử lý những vụ đến hàng tấn ma tuý như vậy, nhưng nguồn ma tuý vào trong nước vẫn lớn. Giá ma tuý trong nước hiện nay vẫn chưa tăng, cho thấy nguồn cung vào vẫn lớn.

Vừa qua, chúng ta xử lý hàng tấn ma tuý như vậy nhưng nguồn cung từ nước ngoài vào cũng chưa được ngăn chặn. Biểu hiện là giá ma tuý trong nước vẫn chưa tăng cao lên. Nếu chúng ta ngăn chặn tích cực nguồn cung từ nước ngoài vào thì trong nước, giá cả ma tuý sẽ có biến động, thậm chí giá sẽ cao lên, càng kích thích cho đối tượng này, vì lợi nhuận sẽ còn hoạt động manh động hơn nữa. Thậm chí, nguồn cung như vậy vào thì tình hình tội phạm trong nước có thể có những diễn biến phức tạp hơn. Các đối tượng nghiện cần tiền để sử dụng ma tuý, khi giá ma tuý tăng lên có thể dẫn đến trộm cắp, cướp của, cướp của giết người, sẽ có nguy cơ tăng cao.

Chú thích ảnh
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chúng tôi dự báo nguồn cung từ nước ngoài vào vẫn có diễn biến phức tạp.

Áp lực ma tuý từ bên ngoài rất lớn, chúng ta ở gần nguồn Tam giác vàng, chỉ 1.000km, con đường vận chuyển rất thuận lợi…Việc mở cửa để phát triển kinh tế- xã hội trong tất cả các mặt cũng là điều kiện để tội phạm này lợi dụng. Chúng ta có khó khăn nữa là đường biên giới rất dài, khiến việc kiểm soát đang có khó khăn. Chúng ta mới kiểm soát được trên các cửa khẩu, còn các lối mòn, các đường khác tội phạm lợi dụng để vận chuyển ma tuý, kể cả trên đất liền và trên biển cũng đang có khó khăn.  Để ngăn chặn tình trạng này, chúng tôi đã đề xuất với Chính phủ xây dựng một kế hoạch tổng thể, phối hợp với Lào mở cao điểm trấn áp tội phạm ma tuý.

Chúng tôi có kế hoạch mời các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế tới Việt Nam bàn thống nhất kế hoạch đấu tranh phòng, chống ma tuý vận chuyển qua Việt Nam. Hội nghị cấp bộ trưởng sẽ dược tổ chức tại Hà Nội tháng 7 này.

Chúng tôi tiếp tục kiến nghị với các ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực, nhất là quản lý biên giới, cửa khẩu…

Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của người dân. Ở đâu cũng phải có người dân vào cuộc thì cuộc đấu tranh với tội phạm ma tuý sẽ đạt kết quả tốt, để chúng ta không trở thành địa bàn trung chuyển ma túy trên thế giới.

08:55 Ngày 04/06/2019

Cơ quan nào chịu trách nhiệm về tình trạng lượng ma túy lớn tuồn vào nước ta?

Các đại biểu tiếp tục tranh luận về số liệu "vênh" khi thống kê về tai nạn giao thông, đồng thời chất vấn về tình trạng giả hồ sơ tâm thần, về trách nhiệm với việc lượng ma túy lớn tuồn vào đất nước.

1- Đại biểu Cao Thị Giang (Quảng Bình): Ngày càng nhiều số vụ giết người do đối tượng bị tâm thần, do ảo giác, lo ngại hơn là có những đối tượng còn làm giả hồ sơ bệnh án để trốn tránh xử lý hình sự, Xin bộ trưởng cho biết rõ về tình trạng này và giải pháp của ngành Công an?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Cao Thị Giang đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

2-Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An):  Theo Bộ Công an, bên cạnh thành tích đạt được thì lực lượng công an cũng đã chỉ rõ những mặt hạn chế về công tác đấu tranh phòng chống ma túy chưa đạt hiệu quả cao, việc phối hợp ngăn chặn ma túy ở các khu vực biên giới cửa khẩu còn chưa tốt. Đề nghị Bộ trưởng nói rõ cơ quan nào chưa làm hết trách nhiệm của mình. Đó có phải là nguyên nhân số vụ ma túy tuồn vào nước ta ngày càng lớn?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, Trần Văn Mão đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

3-Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban TVQH): Lực lượng công an đã bắt được khối lượng ma túy lớn trong thời gian gần đây. Nhưng không thể không nhắc tới trách nhiệm của lãnh đạo để xảy ra những vụ án ma túy lớn xảy ra ngay tại địa bàn. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này? 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
08:50 Ngày 04/06/2019

Tăng cường hợp tác quốc tế, giải cứu sớm nhất các nạn nhân

Trả lời nhóm câu hỏi của các đại biểu về  tình trạng mua bán người,  tình trang chênh lệch số liệu thống kê tai nạn giao thông, và quản lý tội phạm không để trốn ra nước ngoài, Bộ trưởng  Bộ Công an Tô Lâm cho biết: 

Về tình hình buôn bán người qua biên giới thười gian qua có dấu hiệu gia tăng, diễn biến dưới nhiều hình thức tinh vi và các đối tượng hình thành các đường dây buôn bán quốc tế, xuyên quốc gia. Trong năm 2018 và quý I/2019, ngành Công an đã phát hiện, xử lý 244 vụ, 100% các nạn nhân đã được hỗ trợ hồi phục, nhưng vẫn còn 385 nạn nhân cần sớm được giải cứu. Để tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm giải cứu sớm các nạn nhân, Bộ Công an để xuất tăng cường các biện pháp tuyên tuyền đối với nhóm đối tượng có nguy cơ bị buôn bán tại các địa phương; siết chặt quản lý xuất nhập cảnh; đấu tranh quyết liệt công tác phát hiện các đường dây có dấu hiệu buôn bán người quốc tế Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan; tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đồng bộ với các ngành liên quan.

Chú thích ảnh
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Trả lời các đại biểu Quốc hội về số liệu các vụ tai nạn giao thông có sự chênh lệch giữa các ngành liên quan sau khi công bố, khiến dư luận thắc mắc, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, số liệu thống kê của Bộ công an là tại hiện trường các vụ tai nạn, nên đảm bảo chính xác, còn số liệu của các ngành khác có thể thống kê sau khi nạn nhân chết vì tai nạn giao thông, nên có sự chênh lệch.

Trong công tác quản lý các đối tượng ngáo đá, Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn công an các địa phương tăng cường quản lý, nhận diện, lên danh sách các đối tượng ngáo đá tại chỗ, nhằm có biện pháp ngăn chặn ngay tại địa phương, cơ sở, hạn chế thấp nhất hành vi tội phạm tội và xử lý nghiêm nếu phạm tôi.

Riêng đối với công tác quản lý tội phạm trốn ra nước ngoài, quan điểm của Bộ Công an là phải siết chặt các kẽ hở xuất nhập cảnh, để triển khai cấc hình thức bắt quả tang, bắt khẩn cấp, truy nã trong nước và quốc tế, trên nguyên tắc không bỏ lọt tội phạm.

08:49 Ngày 04/06/2019

Số liệu về tai nạn giao thông của Bộ Công an quá "vênh" so với Bộ Y tế và WHO

Các chất vấn  tiếp theo của đại biểu quốc hội hướng về tình trạng mua bán người, độ vênh của số liệu thống kê tai nạn giao thông, và tình trạng cán bộ công an vi phạm pháp luật.

1. Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định): Thời qian qua, việc mua bán người xảy ra tại 63 tỉnh thành phố, đặc biệt là các vụ mua bán trẻ em ở vùng miền núi, dân tộc diễn ra hết sức phức tạp. Cuối năm 2018 vẫn còn 519 xác định là nạn nhân của vụ mua bán người chưa được giải cứu, đề nghị xin Bộ trưởng cho biết đã được giải cứu hay chưa? Cơ quan tổ chức cá nhân nào chịu trách nhiệm nếu ko giải cứu được nạn nhân? Đặc biệt vụ mua bán trá hình dưới việc lấy chồng ngoại quốc?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, Đặng Thị Phương Thảo phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

2. Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên): Về đảm bảo trật tự an toàn giao thông: Tôi và nhiều cử tri băn khoăn số liệu thống kê còn lệch số người chết do tai nạn giao thông đường bộ, số liệu thống kê của Bộ Công an chỉ bằng ½ so với số liệu thống kê Bộ Y tế và bằng 1/3 của Tổ chức y tế thế giới. Xin Bộ trưởng lý giải tình trạng này, nguyên nhân sự khác biệt, số liệu nào là chính xác. Vậy Bô Công an cần thay đổi sự thống kê như thế nào?

Chú thích ảnh
 Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, Vũ Thị Nguyệt phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

3. Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) có 2 câu chất vấn:

- Vì sao số lượng cán bộ của ngành công an vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự đang có dấu hiệu gia tăng; trách nhiệm của người đề bạt, giới thiệu những cá nhân này.

- Vụ sản xuất phân bón giả Thuận Phong, đã liên tiếp 2 kỳ Quốc hội đưa ra mà đến nay vẫn chưa khởi tố vụ án?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Lê Thanh Vân phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
08:40 Ngày 04/06/2019

Người dân tin tưởng hơn ở lực lượng công an trong xử lý các vụ xâm hại trẻ em

Trả lời nhóm câu hỏi của 5 đại biểu quốc hội tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết:  Hiện nay Bộ Công an đang tổ chức phối hợp với lực lượng chức năng của CHDCND Lào triệt phá các vụ án ma túy lớn trên tuyến biên giới. Phối hợp với các nước trong khu vực cùng Công an Việt Nam để trấn áp tội phạm ma túy, làm tốt công tác tuyên truyền có sự ủng hộ của nhân dân để triệt phá các tổ chức buôn bán ma túy để không còn để xảy ra các vụ ma túy lớn.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Về vấn đề tội phạm xâm hại tình dục trẻ em: Lực lượng Công an đã tham mưu với các cấp các ngành, phòng ngừa, phát hiện điều tra xử lý những đối tượng xâm hại tình dục ở trẻ em. Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa sán khởi tố loại tội phạm này. Công an đã đưa ra quy trình đúng nhất trong xử lý. Người dân mạnh dạn hơn, tin tưởng ở lực lượng Công an trong việc xử lý những loại tội phạm xâm hại trẻ em.

Xử lý các đối tượng sử dụng ma túy, ngáo đá: Những trường hợp ngáo đá thường sử dụng ma túy, mắc bệnh tâm thần, trầm cảm. Lực lượng Công an phối hợp với lực lượng chức năng quản lý những đối tượng không làm chủ được hành vi của mình trong xã hội, xử lý những trường hợp ngáo đá, ma túy Song, vấn đề lập hồ sơ quản lý những đối tượng nghiện ma túy còn khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an đã có giải pháp trình Quốc hội sửa đổi Luật phòng chống ma túy, quản lý những đối được đang cai nghiện để có biện pháp hữu hiệu hơn. Nhiều địa phương cũng linh hoạt hơn trong quản lý đối tượng nghiênh ma túy.

08:31 Ngày 04/06/2019

Các câu chất vấn về tội phạm ma túy, ngáo đá, ma bán, xâm hại trẻ em và phụ nữ

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp): Việc sử dụng chất kích thích rượu, bia, ma tuý của các lái xe gây ra nhiều tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm nỗi lo của người dân khi tham gia giao thông. Giải pháp nào để đấu tranh phòng ngừa, răn đe. Năm 2018, số người chết do TNGT Bộ Công an cung cấp thấp hơn nhiều so với số liệu của Bộ Y tế, số của Công an là hơn gần 9.000 người chết, trong khi số liệu của Bộ Y tế là gần 16.000. Vì sao lệch nhiều như vậy?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Phạm Văn Hòa phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận): Thời gian qua, cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng xảy ra nhiều vụ đối tượng ngáo đá gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như giết người, bắt cóc con tin. Bộ Công an đã có văn bản hướng dẫn xử lý trường hợp này, nhưng chỉ khi nào xảy ra hậu quả, nếu chưa xảy ra hậu quả thì không xử lý hình sự được. Hướng xử lý loại tội phạm này thế nào? Tại Bình Thuận, ngành công an đang tập trung xử lý đối tượng nghiện ma tuý, nhưng một số đối tượng chống đối không chịu đi xét nghiệm tình trạng nghiện. Việc này chưa có giải pháp xử lý, hướng khắc phục thế nào?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Huỳnh Thanh Cảnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc): Nguyên nhân vì sao nhiều đường dây ma tuý lớn xuyên quốc gia do người nước ngoài cầm đầu lại tổ chức tại Việt Nam? Tín dụng đen phát triển trong khi chúng ta có hệ thống ngân hàng phát triển từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Trần Văn Tiến phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn): Thời gian qua nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Đề nghị Bộ trưởng cho biết thực tế tình hình tội phạm này có tăng hay không, hay do các gia đình nạn nhân đã mạnh dạn tố cáo; các cơ quan tư pháp đã đẩy mạnh xử lý và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh đưa tin nên số lượng vụ việc được đưa ra ánh sáng ngày càng nhiều hơn? Mỗi năm cả nước xảy ra 1.000 vụ án giết người, đáng lưu ý, có tới 70% các vụ giết người là do mâu thuẫn bộc phát nhất thời. Từ nguyên nhân đơn giản dẫn đến những tội ác đặc biệt nghiêm trọng, cho thấy đạo đức xã hội, điều kiện môi trường sống đang nảy sinh nhiều vấn đề. Giải pháp hiệu quả nào phòng chống loại tội phạm này?  

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, Nguyễn Thị Thủy phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) tranh luận lại. Có một ý tôi thấy trong báo cáo và trả lời của Bộ trưởng chưa rõ. Các nguyên nhân và điều kiện khác không thay đổi, nhưng vì sao từ 2017 trở lại đây, số lượng ma tuý phát hiện đặc biệt lớn, số lượng tính bằng tạ, tấn. Nguyên nhân tại sao lại như vậy, nếu không làm rõ nguyên nhân thì giải pháp không chính xác. Qua nghiên cứu tôi thấy chỉ có một nguyên nhân tương đối rõ, những địa bàn trước đây tội phạm ma tuý coi là “địa bàn lý tưởng” thì nay họ đánh rất mạnh. Ở Indonesia hay Philippin vừa rồi họ đấu tranh rất mạnh, có vẻ ma tuý đang muốn chọn Việt Nam là địa bàn chung chuyển lý tưởng. 

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, Nguyễn Văn Hiển đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
08:17 Ngày 04/06/2019

Không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy sang nước thứ 3

Trả lời chất vấn của các đai biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô lâm cho biết:

Nhóm vấn đề phòng chống tội phạm về ma túy đang đang đứng nhiều thách thức, được cử tri cả nước quan tâm. Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để phòng chống, xử lý và thu được nhiều hiệu quả tích cực, nhưng tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp, nhức nhối, gây bất an xã hội, nhất là Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển để tội phạm ma túy xuyên quốc gia lợi dụng buôn bán, vận chuyển sang nước thứ 3. Bên cạnh đó, số người nghiện ma túy tại các địa phương đang có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, các quy định về pháp luật xử lý tội phạm ma túy chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, Bộ Công an đặt ra các giải pháp trọng tâm làm giảm tội phạm ma túy, tập trung vào ngăn chặn nguồn cung, siết chặt nguồn cầu, giám sắt chặt biên giới và thông quan.

Đối với nhóm tội phạm tín dụng đen, đây là nguyên nhân phát sinh tội phạm chính, đặc biệt là mâu thuẫn xã hội dân sự, gây bức xúc dư luận. Để hạn chế tội phạm tín dụng đen, Bộ Công an sẽ tiếp tục duy trì trấn áp tội phạm một cách quyết liệt; thực nghiêm Chỉ thị số 12 về phân công các ngành, phối hợp xử lý nghiêm minh; đề nghị Ngân hàng Nhà nước đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn để tín dụng đen hết đất sống.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên chất vấn tại hội trường. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Về tội phạm vi phạm trật tự an toàn giao thông cũng đang diễn biến phức tạp, trong khi các quy định xử phạt về lĩnh vực này chủ yếu hiện nay theo Luật Giao thông đường bộ, nên chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, Bộ Công an đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của văn bản pháp luật liên quan để điều chỉnh kịp thời, tăng nặng mức xử phạm nghiêm minh; đồng thời tăng quyền cho lực lượng cảnh sát giao thông, để đảm bảo đủ sức trấn áp loại tội phạm về an toàn giao thông. Bản thân lực lượng CSGT phải quán triệt nâng cao đạo đức, chống tiêu cực, để tạo lòng tin với người tham gia giao thông.

08:11 Ngày 04/06/2019

5 đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn

1. Đại biểu Quốc hội (Đồng Tháp), bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Thưa Bộ trưởng, gần đây các tội phạm ma túy, hoạt động tín dụng đen hoạt động theo kiểu xã hội đen khá lộng hoành, gây ra bức xúc trong cuộc sống của người dân, đặc biệt xuất hiện các thảm án liên quan sử dụng ma túy, cũng như hành tung bí ẩn của nhóm phụ nữ giết người như vụ đổ bê tông ở Bình Dương. Tôi xin nêu vấn đề ở đây là trách nhiệm chức năng quản lý của cơ quan chức năng trên địa bàn như thế nào? Vấn để con người trong ngành là vấn đề yếu về nghiệp vụ hay đạo đức công vụ? Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng tháp Nguyễn Thị Mai Hoa đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

2. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Tôi xin đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động đấu tranh chống tín dụng đen, nhưng tôi thấy lo ngại, theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 tháng đầu năm 2019, Bộ Công an mới triệt phá 933 loại băng nhóm tội phạm này, giảm không nhiều so với năm 2018. Trong 2.500 vụ liên quan tín dụng đen của năm 2018 thì chỉ có 34 vụ bị xử tội cho vay nặng lãi (chiếm 2%) rất ít. Đâu là giải pháp để giải quyết dứt điểm tội phạm này, thưa Bộ trưởng?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

4. Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hưng (Ninh Thuận): Theo báo cáo, Bộ Công an đánh giá, lượng ma túy tổng hợp thu được tăng kỷ lục, lớn nhất từ trước tới nay. Tôi muốn đặt vấn đề về chất lượng hiệu quả công tác phòng chống, việc kiểm tra, tố giác tội phạm ma túy như thế nào; để thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, dập tắt tội phạm ma túy từ khi mới nhen nhóm. Rất mong Bộ trưởng làm rõ trách nhiệm của ngành và giải pháp tích cực trong thời gian tới?

-Thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã tăng cường công tác tuần tra, xử phạt các trường hợp vi pham. Tuy nhiên, việc chấp hành, xử phạt về an toàn giao thông còn chưa nghiêm, việc này sẽ dẫn đến việc nhờn pháp luật. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến và giải pháp khắc phục thời gian tới

4. Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau): Cử tri rất quan tâm bức xúc vận chuyển buôn bán ma túy. Hiện trọng lượng ma túy không còn tính bằng gram mà tính bằng tấn, cho thấy công tác phòng ngừa còn nhiều hạn chế, hiệu quả còn thấp so với tính phức tạp của tình hình. Hiện nay, ma túy đã len lỏi các tỉnh, thành phố, gây an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xin hỏi Bộ trưởng, trách nhiệm của Bộ, giải pháp căn cơ gì trong việc ngăn chặn?

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Trương Thị Yến Linh đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

5.Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng): Có một ý chưa rõ xin Bộ trưởng cho biết các nguyên nhân, tại sao từ năm 2017 đến nay, lượng ma túy tính bằng gram,  tại sao bây giờ lớn, tính bằng tạ, tấn. Trong báo cáo không phân tích rõ nguyên nhân tại sao? Tôi nghiên cứu, ở các nước xung quanh, Philipin xử lý rất mạnh, giờ VN lại là địa bàn lý tưởng để trung chuyển.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Hiển đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
08:05 Ngày 04/06/2019

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu 5 thách thức với công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

Bộ trưởng Tô Lâm báo cáo tóm tắt các vấn đề chung thuộc lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội: Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội thời gian qua đã được giữ vững, Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn. Tuy nhiên lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn đối mặt với các vấn đề: Tội phạm ma túy ngày càng tăng và diễn biến phức tạp; Tội phạm tín dụng đen được kiềm chế nhưng tình hình vẫn phức tạp và len lỏi về các vùng quê; Tội phạm mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em gặp nhiều khó khăn khi xử lý; Tội phạm xuyên quốc gia xuất hiện nhiều với các phương thức phức tạp; Tình trạng sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông…

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
08:03 Ngày 04/06/2019

Nhiều kỳ vọng ở phiên chất vấn

 

08:01 Ngày 04/06/2019

Nhiều đổi mới trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Phát biểu tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Quốc hội sẽ áp dụng những cải tiến qua các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước đây, các bộ trưởng không trình bày báo cáo. Mỗi đại biểu chất vấn không quá 5 phút, mỗi lần đặt câu hỏi có 5 đại biểu, mỗi đại biểu đặt câu hỏi lại là 1 phút với nội dung ngắn gọn, trọng tâm. Các tranh luận chỉ diễn ra giữa đại biểu chất vấn và người trả lời chất vấn với nhau. Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, tác động đến sự điều hành của Quốc hội, tạo sự chuyển biến chung trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội…

Chú thích ảnh
Toàn cảnh phiên chất vấn tại hội trường. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
08:01 Ngày 04/06/2019

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và điều hành phiên chất vấn

Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, tội phạm liên quan tới hoạt động tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội phát biểu điều khiển phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
07:57 Ngày 04/06/2019

Đại diện các bộ, ngành có mặt để chờ các câu hỏi trong phiên chất vấn sáng nay

Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên. Bên cạnh đó là sự hiện diện của Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các Bộ trưởng trước giờ diễn ra phiên chất vấn. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
07:45 Ngày 04/06/2019

4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

Chú thích ảnh

 

Nhóm vấn đề thứ nhất liên quan đến an ninh trật tự, gồm các nội dung về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen, băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, xâm hại phụ nữ, trẻ em; công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy định và sử dụng ma túy, chất kích thích, gây hậu quả nghiêm trọng. Chịu trách nhiệm trả lời chính về nội dung này là Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Nhóm vấn đề thứ hai được nhiều đại biểu quan tâm là lĩnh vực xây dựng, trong đó có các vấn đề quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (codotel), biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp cư trú; công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô thành phố. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà chịu trách nhiệm chính trong trả lời nội dung này.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính về nhóm vấn đề chất vấn thứ ba liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, gồm: Xử lý những vấn đề vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới; thực hiện quản lý, giám sát thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư quốc lộ, đường bộ cao tốc và trách nhiệm của Bộ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 

Nhóm vấn đề thứ tư liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chính xoay quanh việc quản lý nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; công tác phòng ngừa mê tín dị đoan, quản lý nguồn thu từ du lịch tâm linh và các di tích tham quan thắng cảnh; quản lý và phát triển dịch vụ du lịch.

07:30 Ngày 04/06/2019

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành

Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các Bộ trưởng trước giờ chất vấn. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Từ 8 giờ sáng 4/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là "tư lệnh ngành" đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong hai ngày rưỡi, theo hình thức tổng hợp, tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính, liên quan trực tiếp tới Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Đây là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng của kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước theo dõi qua phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Nhóm PV
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN