Ninh Thuận: Ngày 2/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp mặt kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2018) và mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018.
Trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Dân vận Tỉnh ủy và Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử/TTXVN |
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đã đọc diễn văn ôn lại quá trình lịch sử của Đảng từ khi thành lập đến nay. Tại Ninh Thuận, từ một số tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng, tháng 4/1930, các chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời, trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh, hòa vào phong trào chung cả nước cùng đấu tranh, góp phần làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, đưa tỉnh liên tục phát triển.
Năm 2018, toàn Đảng bộ và toàn dân ở Ninh Thuận quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Toàn tỉnh ra sức thi đua, tập trung huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 9-10%, GDP bình quân đầu người đạt 37-38 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.300 tỷ đồng và tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.600 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng và 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Trao Huy hiệu Đảng cho các cá nhân. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN |
Buổi lễ được lồng ghép với báo cáo chuyên đề do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày về “Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”.
Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng và 109 đầu cầu cấp huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay, các dân tộc trên địa bàn tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đang nỗ lực chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của người dân ngày một tốt hơn.
Riêng trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trên 7%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,85%, kinh tế tăng trưởng mạnh nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết việc làm, đào tạo nghề và phát triển thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, kêu gọi, thu hút đầu tư đã có bước chuyển vượt bậc.
Đời sống người dân, nhất là đồng bào Khmer trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng nhờ những phong trào vận động toàn dân xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới...
Dịp này, 201 đảng viên trong tỉnh vinh dự được nhận Huy hiệu Đảng.
Hậu Giang: Ngày 2/2, tỉnh Hậu Giang tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng và 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Các đại biểu dự lễ kỷ niệm đã ôn lại ký ức về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Dịp này, Hậu Giang có 89 đảng viên được trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Long An: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An đã tổ chức họp mặt mừng Đảng mừng Xuân.
Tại buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Long An Phạm Văn Rạnh khái quát những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An trong năm 2017.
Quang cảnh buổi họp mặt. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN |
Tỉnh ủy Long An xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 là: “Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tập trung huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả hai chương trình đột phá và ba công trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, gắn với đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa nền hành chính...
Đồng Nai: Ngày 2/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng, 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, khánh thành công trình cụm tượng đài, nhà lưu niệm truyền thống tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa (mật danh U1, thuộc xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ngày nay). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện cán bộ, chiến sỹ từng sống, chiến đấu tại căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa.
Xuất phát từ đặc điểm, vị trí chiến lược của chiến trường Đông Nam bộ, tháng 9/1965, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông đã xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa. Đây là nơi "đứng chân" trọng yếu của các lực lượng vũ trang và cơ quan đầu não Tỉnh ủy Biên Hòa. Dù liên tiếp bị địch tấn công song căn cứ vẫn kiên cường bám trụ đến năm 1975.
Công trình cụm tượng đài, nhà lưu niệm truyền thống tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa được khởi công vào tháng 7/2016. Cụm tượng đài có chiều cao hơn 21m, trong đó phần cụm trung tâm cao trên 14 m. Cụm tượng đài có các hình ảnh mô phỏng, tái hiện công tác phục vụ chiến đấu, các trận đánh..., thể hiện niềm tin của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Công trình được hoàn thành đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người từng đã sống, chiến đấu tại đây.
Theo ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai là nơi có Chi bộ Cộng sản ra đời sớm nhất ở Đông Nam bộ. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân Đồng Nai đã tấn công vào sân bay Biên Hòa, Tổng kho hậu cầu Long Bình, Bộ Tư lệnh dã chiến II của Mỹ ở Long Bình, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy; đánh kho bom đạn Thành Tuy Hạ, kho xăng nhà Bè...
Phát huy truyền thống cách mạng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai luôn đoàn kết một lòng theo Đảng, chung sức phát triển kinh tế. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư, xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2018), ngày 2/2, tại Khu Di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Triển lãm gồm 3 phần với các chủ đề: “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”, “Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày, triển lãm góp phần giới thiệu, khẳng định một trong những di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Từ truyền thống đạo đức của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những chuẩn mực về đạo đức cách mạng như: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng… đã hòa quyện với nhau trong tư tưởng và hành động của Người. Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa lời nói và việc làm đã làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng, rất gần gũi, thân quen với mọi người Việt Nam, ai cũng có thể học tập và làm theo.
Triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" tại Khu Di tích Kim Liên diễn ra đến hết tháng 2/2018.
Nghệ An: Nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2018), ngày 2/2, tại Khu Di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN |
Triển lãm gồm 3 phần với các chủ đề: “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”, “Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày, triển lãm góp phần giới thiệu, khẳng định một trong những di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Từ truyền thống đạo đức của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những chuẩn mực về đạo đức cách mạng như: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng… đã hòa quyện với nhau trong tư tưởng và hành động của Người. Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa lời nói và việc làm đã làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng toàn vẹn của đạo đức cách mạng, rất gần gũi, thân quen với mọi người Việt Nam, ai cũng có thể học tập và làm theo.
Triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" tại Khu Di tích Kim Liên diễn ra đến hết tháng 2/2018.
Cần Thơ: Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2018) và 50 năm
chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô ở rạch Ông Cửu (10/6/1968 – 10/6/2018),
ngày 2/2, tại khu vực Thạnh Hòa, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng
(thành phố Cần Thơ), UBND quận Cái Răng tổ chức Lễ khánh thành đưa vào
sử dụng khu di tích lịch sử “Địa điểm chiến thắng của Tiểu đoàn Tây Đô
tại rạch Ông Cửu năm 1968” (Di tích chiến thắng Ông Cửu).
Một số quân trang, quân dụng của chiến sĩ Tiểu đoàn Tây Đô sử dụng trong trận đánh ở Rạch Ông Cửu. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN |
Di tích chiến thắng Ông Cửu được UBND thành phố Cần Thơ công nhận
là Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2013. Khu di tích được xây dựng
trên diện tích hơn 6.000m2, bao gồm các hạng mục: lễ đài trung tâm,
tượng đài và phù điêu, nhà truyền thống, bến tàu… Công trình do UBND
quận Cái Răng làm chủ đầu tư với kinh phí gần 19 tỉ đồng.
Cách đây 50 năm, ngày 10/6/1968, tại rạch Ông Cửu, thuộc ấp Thạnh
Huề, xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành B (nay là khu vực Thạnh Hòa,
phường Thường Thạnh, quận Cái Răng), Tiểu đoàn Tây Đô và lực lượng du
kích địa phương đã đánh bại cuộc hành quân càn quét của Tiểu đoàn 2,
Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 ngụy được trang bị vũ khí hiện đại cùng các
loại máy ném bom, máy bay chiến đấu, chi đội xe lội nước M113…
Trận chiến ở rạch Ông Cửu đã diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Mặc
dù địch chiếm ưu thế về số lượng cùng hỏa lực rất mạnh nhưng sau một
ngày chiến đấu kiên cường, quân ta đã tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 2 và đánh
thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn khác thuộc Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 ngụy,
loại khỏi vòng chiến đấu gần 500 tên địch, bắn rơi 1 trực thăng, thu
nhiều súng các loại cùng nhiều quân trang, quân dụng. Trong trận đánh
này, phía ta có 10 đồng chí hy sinh và 20 đồng chí bị thương.
Chiến thắng Ông Cửu đã khẳng định sự trưởng thành của Tiểu đoàn Tây
Đô về trình độ tác chiến, từ phòng ngự chuyển sang xuất kích tiêu diệt
địch; thể hiện trí tuệ, mưu lược, tính kỷ luật, tình đoàn kết quân dân
với tinh thần quyết chiến, quyết thắng đánh bại cuộc hành quân càn quét
quy mô của địch tại vùng IV chiến thuật.
Dịp này, Thành ủy Cần Thơ cũng đã trao Huy hiệu 30 năm đến 55 tuổi
Đảng đợt 3/2 cho 18 đảng viên trên địa bàn quận Cái Răng; trong đó, 1
đồng chí 55 năm tuổi Đảng, 3 đồng chí 50 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí 45
năm tuổi Đảng và 12 đồng chí 30 năm tuổi Đảng.