Nghề trồng đay, dệt vải của đồng bào Mông

Cứ mỗi dịp cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi bắt đầu có mưa, đồng bào Mông gieo hạt đay. Hạt đay được gieo rất dày để cây mọc thẳng và gầy, không có nhiều cành, nhánh vì cây đay gầy sẽ cho chất lượng vải tốt hơn.


Cây đay lấy sợi phải được thu hoạch sau hơn hai tháng kể từ ngày gieo hạt. Nếu thu non quá hoặc già quá sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sợi đay. Người ta cắt bỏ lá, ngọn rồi xếp đứng thân cây đay bên hiên nhà khoảng 10 - 14 ngày, cho đến khi thân cây khô hoàn toàn. Cây đay được bẻ đôi rồi tách vỏ ra khỏi phần lõi. Tẽ vỏ cây đay thành những sợi nhỏ, mỗi cây thường cho 8 - 12 sợi, sợi dài nhất có thể dài đến 1,6 m. Bó sợi đay thành từng bó rồi dùng chân giẫm hoặc giã sợi đay để tróc bỏ lớp màng bám trên vỏ, làm cho sợi đay mềm và sạch. Việc se đay dệt vải thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ, là tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất chị em phụ nữ Mông. Ngoài ra, vải đay còn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Mông. Họ tin rằng chỉ có trồng đay, dệt vải mới giữ được mối liên hệ với tổ tiên của họ.

 

Thu hoạch cây đay.

Bóc vỏ và giã sợi đay.

Nối sợi đay.

Se sợi đay.

Bó sợi đay thành từng bó.

Làm mềm và trắng sợi đay.

Dệt vải.

Sản phẩm vải đay của người Mông.

 


Công Hải

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN