Du lịch Việt Nam:

Bảo tồn, phát huy vai trò các đội cồng chiêng giàu bản sắc

Qua 4 năm thực hiện Đề án “khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số” tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum bước đầu đã cho những kết quả đáng khích lệ.


Theo đó, huyện Sa Thầy đã tổ chức được 7 lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, chỉnh chiêng, dân vũ, dân ca, chế tác nhạc cụ truyền thống cho hơn 900 học viên tham gia. 

Đối tượng được truyền dạy chủ yếu là học sinh, thanh thiếu nhi trong toàn huyện. Hoạt động này không những góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn là hình thức giáo dục cộng đồng rất hiệu quả. Tất cả các đối tượng sau khi được truyền dạy đều có khả năng diễn tấu cồng chiêng tại các lễ hội của gia đình, cộng đồng. Đặc biệt có một số địa phương đã tự tổ chức công tác truyền dạy rất hiệu quả như: Làng Đăk Wơt, xã Hơ Moong; làng Chôt thị trấn Sa Thầy… Các đội công chiêng này đã nhiều lần được mời tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa trong và ngoài nước, góp phần quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc đối với bạn bè quốc tế. 

Các Nghệ nhân làng Plei Ốp truyền dạy cho các thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Huyện cũng đã tổ chức kết hợp lồng ghép các tiết mục cồng chiêng, múa xoang, dân ca trong chương trình liên hoan văn nghệ quần chúng nhân dịp chào mừng các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn trong năm. Năm 2016, huyện cũng tổ chức các hội thi tạc tượng nhà mồ của các dân tộc Ja Rai, Ba Na, Rơ Mâm, Hlăng và đã lựa chọn được nhiều tác phẩm trưng bày tại nhà rông văn hóa huyện. 

Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như: lễ mừng nhà rông mới của dân tộc Ja Rai; lễ giọt nước, lễ Pơ thi của dân tộc Ba Na thường xuyên được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào. Ngoài ra, công tác tôn tạo, sửa chữa xây dựng nhà rông văn hóa cũng được thực hiện có hiệu quả với 38/38 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đều xây dựng nhà rông văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống. 

Kaly Tran với kho nhạc cụ sưa tập được. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Thời gian tới, huyện Sa Thầy tiếp tục xây dựng Đề án “khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các dân tộc thiểu số” gắn với Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 của UBND tỉnh Kon Tum. Trong đó, địa phương chú trọng việc mở các lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, hát dân ca, dân vũ, tạc tượng, chế tác nhạc cụ truyền thống…dành cho thành thiếu nhi tại địa phương. 
Trên địa bàn huyện Sa Thầy có đông đồng bào dân tộc Ja Rai, Xê Đăng, Rơ Mâm, Ba Na… sinh sống chiếm trên 57% dân số. Hiện huyện Sa Thầy hiện còn 446 bộ cồng chiêng do các thôn, làng và các hộ dân sở hữu, trong đó có các bộ cồng chiêng quý. 

Hồng Điệp (TTXVN)
Truyền dạy kiến thức về cồng chiêng cho thanh niên Kơ Ho
Truyền dạy kiến thức về cồng chiêng cho thanh niên Kơ Ho

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Đức Trọng tổ chức truyền dạy kiến thức về cồng chiêng Tây Nguyên cho gần 30 học viên, là thanh niên người dân tộc Kơ Ho, đang sinh sống tại các xã trên địa bàn huyện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN