Người dân đi lễ chùa cầu an trong ngày Rằm tháng Giêng

Trong ngày Rằm tháng Giêng, dù thời tiết TP Hồ Chí Minh nắng khá nóng nhưng vẫn có rất đông người dân, du khách thập phương đến các chùa để cúng, cầu bình an trong năm mới.

Chú thích ảnh
Người dân "đội nắng" đi lễ chùa cầu an đầu năm.

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức trong ngày 5/2 (Rằm tháng Giêng âm lịch) tại chùa Phong Linh, chùa Châu Đốc 3 (thành phố Thủ Đức), chùa Ngọc Hoàng (Quận 1)… có đông người dân đến cầu an và lễ Phật.

Chú thích ảnh
Tại chùa Phong Linh, TP Thủ Đức từ sáng sớm đã đón khá đông người dân, du khách đến chùa lễ Phật cầu an.

Theo Phật giáo, trong năm có 4 Rằm lớn là: tháng Giêng (Thượng Nguyên), tháng 4 (Phật Đản), tháng 7 (Vu Lan) và tháng 10 (Hạ Nguyên). Trong đó, người dân rất coi trọng Rằm tháng Giêng bởi quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, “đầu xuôi đuôi lọt”…

Theo đó, vào ngày này, những tín đồ Phật giáo thường ăn chay, đến chùa lễ bái, nguyện cầu một năm an lạc cho bản thân và gia đình. Mặt khác, nhiều người dân, Phật tử đến chùa còn cầu an và gửi gắm mong ước cả năm đều hanh thông, may mắn…

Chú thích ảnh
Chùa Phước Long hay còn gọi là chùa Châu Đốc 3 nằm ngay giữa cù lao Long Bình nằm trên sông Đồng Nai (phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Hàng năm, nơi đây thu hút rất đông người dân và du khách đến lễ chùa. 
Chú thích ảnh
Trong những ngày đầu năm, người dân đến lễ chùa Phước Long (chùa Châu Đốc 3) khá đông.
Chú thích ảnh
Một số người dân trang bị quần áo chống nắng khá kỹ khi đi lễ chùa vì thời tiết TP Hồ Chí Minh khá nắng.
Chú thích ảnh
Khi đến chùa Châu Đốc 3, người dân sẽ thấy tượng bà Chúa Sứ. Bởi theo người dân địa phương, ban đầu chùa này có tên là chùa Phước Long (vẫn giữ cho tới tận ngày nay) nhưng sau một giai thoại được lan truyền rằng tại cù lao có ngôi miếu thờ bà Chúa Sứ rất thiêng. Sau đó, có người nằm chiêm bao thấy bà Chúa về, rồi dời miếu về khu vực gần mép sông để tiện lễ bái. Vì thế mà miếu đã được chuyển tới gần chùa Phước Long, dần dần người dân đã gộp hai địa điểm làm một điểm.
Chú thích ảnh
Tại chùa Phong Linh (TP Thủ Đức) nhiều người dân khi lễ chùa cũng che chắn khá kín đáo để chống nắng. 
Chú thích ảnh
Theo các vị Hòa thượng và Đại đức trụ trì chùa, đạo Phật chú trọng "tâm" chứ không đặt nặng hình thức. Vì vậy, ngày Rằm tháng Giêng, Phật tử đi lễ chùa chỉ nên thắp một cây nhang thành tâm khấn nguyện là được.
Chú thích ảnh
Nhiều em bé cũng theo cha mẹ đi lễ chùa trong ngày Rằm tháng Giêng. 
Chú thích ảnh
Ngày nay ở các chùa, pháp viện thường có lư hương đặt phía trước để bá tánh đến chùa đốt nhang và cắm ở ngoài thay vì vào bên trong để giảm bớt lượng nhang khói trong chính điện. 
Chú thích ảnh
Tại các chùa còn bày bán các giỏ chim để người dân mua phóng sinh. Giá mỗi giỏ chim này dao động từ 100.000 - 150.000 đồng.
Chú thích ảnh
Các loại nhang, đèn, nến thắp... cũng được bày bán ở các cổng chùa. 
Chú thích ảnh
Tại một số chùa, người dân sẽ viết vào những mảnh giấy cầu an và gửi nhà chùa cúng cầu an.
Chú thích ảnh
Theo Phật giáo, từ mùng 8 đến Rằm tháng Giêng, các chùa, tịnh xá thường tụng kinh Dược sư cầu an cho bá tánh, cầu an đầu năm và phật tử có thể đến chùa để tham dự.

            

Chùm ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Người Hà Nội đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Người Hà Nội đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Tại Hà Nội, sáng 5/2/2023, nhiều người dân và du khách đã đến chùa chiêm bái, dâng hương hoa, thắp nhang để cầu bình an, may mắn trong năm mới Quý Mão 2023.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN