Tuyến đường được lựa chọn thí điểm sẽ kết nối với các hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe bus, trạm xe đạp công cộng.
Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Đại học Giao thông vận tải và trạm tại ga Láng. Đơn vị vận hành dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng cho biết sẽ bổ sung khoảng 100 xe đạp thường và xe trợ điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Trước đó, đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019. Đường này dành cho người đi bộ, nhưng do có quá nhiều xe máy đi vào nên Hà Nội đã rào chắn 2 đầu tuyến đường để cấm xe đi vào.
Trong thời gian tổ chức thí điểm, UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ động tiến hành đánh giá, phân tích kỹ tồn tại, bất cập của phương án và điều chỉnh cho phù hợp nếu cần, đảm bảo giao thông ổn định, thuận tiện, hạn chế ùn tắc giao thông.
Dự kiến ngày 1/2, tuyến đường sẽ hoàn thành và có thể kịp đưa làn đường dành riêng cho xe đạp vào hoạt động trước dịp Tết Giáp Thìn.
Hình ảnh công nhân hoàn thiện đường dành cho xe đạp:
Công nhân đang khẩn trương kẻ lại vạch, dọn dẹp rác, vá đường...
Trước đó, tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được Sở Giao thông vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng vào tháng 1/2019, có chiều dài khoảng 4km, mặt đường rộng 4m với tổng số vốn 64 tỉ đồng.
Hà Nội dự kiến chuyển tuyến từ dành cho người đi bộ thành cho xe đạp và đi bộ.
Phương tiện cơ giới mở lối đi từ đường Láng vào đường dành cho xe đạp và người đi bộ.
Các công nhân san gạt đất làm trạm để xe đạp.
Tuyến đường có chiều dài 2,3 km, rộng 4 m.
Đường cho xe đạp đi hai chiều, rộng 3 m, nằm sát bờ sông. Đường cho người đi bộ rộng 1 m.