Du khách háo hức trải nghiệm thêu thủ công trên phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm thêu thủ công được nhiều du khách tham quan hào hứng chia sẻ tại hoạt động sáng tạo nghệ thuật và giao lưu cộng đồng ở tại Đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Ngày 12/2 (15 tháng Giêng Ất Tỵ 2025), Lễ dâng hương kỷ niệm 418 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút khách du lịch. Đáng chú ý là hoạt động Tổng kết Dự án nghệ sĩ lưu trú "Tơ óng - Màu cây" và bức tranh thêu tay cổ được trưng bày tại lễ dâng hương.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cùng với các đại biểu, người dân và du khách đã đến dâng hương ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị.
Chú thích ảnh
Điểm nhấn của chương trình là dự án “Nghệ sĩ lưu trú với chủ đề Tơ óng - Màu cây” do UBND phường Hàng Gai phối hợp với nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm tổ chức.
Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm trực tiếp thực hành kỹ thuật thêu, tương tác với các nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật và khách du lịch.
Chú thích ảnh
Dự án thu hút đông đảo du khách tham gia trải nghiệm.
Chú thích ảnh
Màu đỏ chỉ thêu được lấy từ gỗ vang, cánh kiến; màu vàng lấy từ quả chi tử, hoàng đằng, hoa mật mông, gỗ mít, lá xoài non… 
Chú thích ảnh
Các nghệ sĩ lấy cảm hứng từ kiến trúc văn hóa di sản để kể câu chuyện xưa gắn với nghệ thuật đương đại qua những sợi tơ, đường chỉ.
Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm cho rằng, thêu cổ truyền là một loại di sản đòi hỏi tính liên ngành cao.
Chú thích ảnh
Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và giao lưu cộng đồng tại Đình Tú Thị thu hút khách du lịch.
Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm là nghệ sĩ thêu góp phần đưa nghệ thuật thêu Việt Nam lên bản đồ nghệ thuật thêu thế giới thông qua nghiên cứu, giảng dạy và trao đổi văn hoá, triển lãm.
Chú thích ảnh
Giới thiệu các kỹ thuật thêu di sản và tri thức cổ xưa về các chất liệu truyền thống như lụa, chỉ tơ tằm và nhuộm tự nhiên.
Chú thích ảnh
Đáng chú ý tại lễ dâng hương năm nay, có sự xuất hiện bức tranh thêu tay cổ do một nghệ nhân người Việt Nam thực hiện, có niên đại hơn 100 năm.
Chú thích ảnh
Bức tranh xuất hiện từ thời Đông Dương, thêu hình ảnh tứ quý Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Chú thích ảnh
Tấm thêu vẫn giữ nguyên vẹn và lên khung.
Chú thích ảnh
Nhờ bảo quản cẩn thận, tấm tranh thêu thủ công vẫn giữ nguyên màu sắc, từng đường kim, mũi chỉ vẫn hiển thị rõ nét.
Chú thích ảnh
Đình Tú Thị tại số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành.
Chú thích ảnh
Theo các tư liệu lịch sử, ông là người thông minh và nhanh nhạy, đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng và truyền dạy cho người dân.
Chú thích ảnh
Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang Bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính và lấy tên Lê Công Hành.
Chú thích ảnh
Đình Tú Thị xây dựng năm 1891, đến năm 2025, đình vinh dự được đón nhận bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Nhiều năm qua, một phần không gian Đình trở thành trung tâm giao lưu, gìn giữ và thực hành nghề thêu...
Chú thích ảnh
... để vinh danh tổ nghề, góp phần giới thiệu tinh hoa tới thế hệ trẻ và du khách thập phương.
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Dâng hương ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành
Dâng hương ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành

Ngày 29/7, tại đình Tú Thị, nhân dân phường Hàng Gai đã tổ chức dâng hương Kỷ niệm 362 năm ngày hóa của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành. Đình có tên nôm là "Đình Chợ Thêu", tên chữ là"Tú Đình Thị" nghĩa là "Chợ đình Thợ Thêu". Trước đây, ngôi đình từng là nơi buôn bán, trao đổi các mặt hàng thêu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN