Ảnh 360 độ: Mê đắm mùa vàng trên đường lên cửa khẩu Hoành Mô, Quảng Ninh

Quốc lộ 18C nối trung tâm huyện Bình Liêu đi cửa khẩu Hoành Mô (tỉnh Quảng Ninh) đang được nhuộm vàng bởi khung cảnh lúa chín trải rộng các cánh đồng, ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp ven suối.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Dao, Sán Chỉ ở Bình Liêu, ruộng bậc thang là cơ sở để sản xuất lúa gạo ổn định nhất, là nguồn sống quan trọng nhất. Với họ, đây là tài sản quý báu truyền từ đời này qua đời khác, chia cho con cháu mỗi khi họ tách ra ở riêng.

Những năm trở lại đây, bên cạnh việc canh tác truyền thống, người dân Bình Liêu đã kết hợp ruộng bậc thang với không gian của những bản cổ như ngôi nhà trình tường hoặc gạch đất độc đáo... trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn; thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, nhất là vào mùa lúa chín vàng, mùa gặt. 

Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại xã Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô (tỉnh Quảng Ninh):

Chú thích ảnh
Bình Liêu là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 270 km. Nơi đây có địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, được ví như một "Sa Pa thu nhỏ".
Chú thích ảnh
Quốc lộ 18C nối trung tâm huyện Bình Liêu với cửa khẩu Hoành Mô được coi là cung đường đẹp nhất vào mùa Thu, bởi sắc vàng rực rỡ của lúa chín trên ruộng bậc thang.
Chú thích ảnh
Vào tháng 11/2020, ruộng bậc thang đẹp nhất ở xã Lục Hồn được công nhận là Di tích, danh thắng cấp tỉnh. 
Chú thích ảnh
Mùa lúa chín được cho là mùa đẹp nhất trong năm bởi màu vàng của những thửa ruộng bậc thang, không chỉ là cảnh quan đẹp mà còn là tín hiệu về sự ấm no. 
Chú thích ảnh
Khu vực có ruộng bậc thang đẹp nhất và đáng chú ý nhất chính là ở xã Lục Hồn với nhiều ruộng bậc thang trải dài trong độ cao từ khoảng 300m tới hơn 600m ở sườn tây núi Cao Xiêm.
Chú thích ảnh
Nhiều ruộng có bờ là “bậc thang” cao trên 1m với hình thù khác nhau, uốn lượn theo sườn núi, sườn đồi và chỉ một cơn gió khẽ lay động tạo ra các sóng lúa vàng vỗ tới tận chân trời.
Chú thích ảnh
Đây cũng là khu vực có ruộng bậc thang đẹp, tiêu biểu và là nơi được lựa chọn cho không gian của các hoạt động trong lễ hội Mùa Vàng Bình Liêu 2024.
Chú thích ảnh
Dưới chân núi Cao Ly, Ngàn Vàng (xã Đồng Tâm), Lục Ngù (Húc Động), hay bản Co Sen, Ngàn Cậm (xã Hoành Mô)... lúa chín nhuộm vàng núi rừng.
Chú thích ảnh
Những thửa ruộng tại Bình Liêu đang vào mùa đẹp nhất trong năm...
Chú thích ảnh
... Và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.
Chú thích ảnh
Tín hiệu vui về một vụ mùa bội thu đã hiện hữu trên khắp các thửa ruộng. 
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Người dân ở đây chủ yếu gieo trồng giống Bao thai lùn, Khang Dân, nếp ĐT52, Q5.
Chú thích ảnh
Trong đó, giống lúa Bao thai lùn được gieo trồng gần 80% diện tích vụ mùa toàn huyện, và trở thành sản phẩm OCOP.
Chú thích ảnh
Những đường cong quyến rũ từ ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp dần trở thành thương hiệu của Bình Liêu.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các điểm đẹp ngắm lúa chín trên các thửa ruộng bậc thang có thể kể đến: Khu danh thắng ruộng bậc thang Khe O - Cao Thắng - Ngàn Pạt, Thôn Ngàn Vàng, Xã Đồng Văn, Xã Húc Động, Thôn Co Sen (Hoành Mô)...
Chú thích ảnh
Cùng với việc triển khai nhiều dự án đầu tư, kích cầu du lịch, huyện Bình Liêu tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, vận động người dân tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp...
Chú thích ảnh
... Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để ngày càng thu hút khách du lịch đến với địa phương. 
Chú thích ảnh
Những thửa ruộng hôm nay không chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ sản xuất lương thực, mà đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn riêng có của Bình Liêu.
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Ảnh 360 độ: Kết nối di sản và không gian công cộng tại ngôi đình trên biên cương Bình Liêu
Ảnh 360 độ: Kết nối di sản và không gian công cộng tại ngôi đình trên biên cương Bình Liêu

Trong số các ngôi đình cổ ở miền Bắc, đình Lục Nà không được thường xuyên nhắc tới do nằm ở mảnh đất biên cương khuất nẻo tại thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Ảnh 360 độ: Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc trên 'sân khấu' ruộng bậc thang
Ảnh 360 độ: Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc trên 'sân khấu' ruộng bậc thang

Trong chuỗi các hoạt động của Hội Mùa Vàng năm nay ở Bình Liêu (Quảng Ninh), màn trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang được đầu tư về chất lượng, quy mô tổ chức, với nhiều nét mới lạ, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện như: Sân khấu biểu diễn, nhảy sạp, không gian trưng bày đặc sắc của người Dao…

Ảnh 360 độ: Chung kết Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số đầu tiên tổ chức tại Quảng Ninh
Ảnh 360 độ: Chung kết Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số đầu tiên tổ chức tại Quảng Ninh

Năm 2024 là năm đầu tiên Giải Bóng đá nữ các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh được tổ chức. Giải diễn ra tại huyện Bình Liêu, với sự tham gia của 7 đội, đại diện cho các dân tộc thiểu số của tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN