Việt Nam đón trận mưa sao băng đầu năm

Vào rạng sáng 4/1 tới đây, người yêu thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng một trong ba trận mưa sao băng đáng chú ý nhất năm - Mưa sao băng Quadrantids.

Năm nay, mưa sao băng Quadrantids có thể được quan sát từ ngày 28/12/2013 tới ngày 12/1/2014. Trong đó, thời điểm quan sát tốt nhất là từ sau nửa đêm 3/1 tới rạng sáng 4/1/2014 với số lượng sao băng có thể lên tới 50 vệt/giờ.

Ảnh minh họa.


Theo anh Tuấn Duy, Chủ tịch Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư thành phố Hồ Chí Minh, năm nay do mưa sao băng Quadrantids xảy ra vào đầu tháng âm lịch nên ánh sáng từ mặt trăng hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều tới khả năng quan sát các vệt sao của trận mưa sao băng này.

Để chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, người quan sát nên chọn địa điểm, vị trí quang đãng, tầm nhìn rộng, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng đèn thành phố hoặc các khu công nghiệp, chẳng hạn như ở vùng núi cao, biển… Mưa sao băng không gây hại đến mắt cũng như sức khỏe con người nên có thể quan sát bằng mắt thường.

Mưa sao băng Quadrantids là loại trung bình trong năm với mật độ tối đa từ 30 đến 40 sao băng mỗi giờ trong điều kiện thời tiết lý tưởng.

Hầu hết các trận mưa sao băng được đặt tên theo các chòm sao có chứa tâm điểm xuất phát của chúng. Tuy nhiên, mưa sao băng Quadrantids được đặt tên từ một chòm sao hiện không còn tồn tại - chòm sao Quadrans Muralis, chòm sao Thước đo góc đỡ trên tường (Wall quadrans). Đây là một dụng cụ được dùng bởi các nhà thiên văn học xa xưa để đo đạc vị trí các sao trên bầu trời.


Thu Phương
NASA xác nhận 'cái chết' của sao chổi ISON
NASA xác nhận 'cái chết' của sao chổi ISON

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ xác nhận sao chổi ISON, được mệnh danh là "sao chổi thế kỷ", đã bị đốt cháy bởi sức nóng khủng khiếp khi bay vào quỹ đạo Mặt Trời hồi tuần trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN