Việc cầm cố sổ BHXH là trái quy định pháp luật

Ông Chu Minh Tộ, Trưởng ban Sổ thẻ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), việc cầm số sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Đây là việc làm trái quy định pháp luật và không được cấp lại sổ.

Cấp trả sổ bảo hiểm xã hội. Ảnh: TTXVN

Theo BHXH Việt Nam, gần đây, tại một số địa phương như: Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đăk Nông… xảy ra tình trạng một số người lao động đem sổ BHXH đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ, ngân hàng, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH mới. Vì vậy, việc cầm số sổ BHXH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động, của người nhận sổ BHXH để cầm cố, ảnh hưởng đến cơ quan BHXH, doanh nghiệp có người tham gia BHXH.


Ông Chu Minh Tộ cho biết, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn không quy định việc cầm cố, thế chấp sổ BHXH và không quy định cấp lại sổ BHXH đối với trường hợp người lao động đem sổ BHXH đi cầm cố, chỉ cấp lại sổ BHXH do bị hỏng, mất. Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 19 Luật BHXH quy định người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. Còn tại Khoản 2, Điều 97 Luật BHXH quy định hồ sơ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp người lao động bị hỏng, mất sổ BHXH (không quy định đối với trường hợp cầm cố sổ BHXH).


Việc người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố được thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa người có sổ BHXH và người cầm cố sổ BHXH. Nếu người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH do bị mất, hỏng thì không thuộc đối tượng được cấp lại sổ BHXH theo quy định Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 01/10/2015 và Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. “Do đó, cơ quan BHXH sẽ không cấp lại sổ BHXH đối với trường hợp này”, ông Chu Minh Tộ khẳng định.


Nếu người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH với lý do bị mất, hỏng, nếu cơ quan BHXH phát hiện thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với hành vi kê khai không đúng sự thật.


Đối với người, đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH, khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động đảm bảo không giải quyết hưởng trùng. Khi cơ quan BHXH quyết chế độ BHXH cho người lao động phải căn cứ trên dữ liệu về quá trình đóng BHXH của người lao động trên phần mềm nên chỉ giải quyết chế độ 1 lần, không thể giải quyết trùng lần nữa được.


Còn tại Khoản 3, Điều 19 Luật BHXH quy định: “Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH…” không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia BHXH. Điều này có nghĩa, chỉ người nào tham gia BHXH thì người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan. Vì vậy, nếu người lao động cầm cố sổ BHXH, sau đó được cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH vì lý do bị mất sổ BHXH và đem sổ BHXH cấp lại đi giải quyết BHXH một lần, khi đó người cầm cố sổ BHXH sẽ không thể đem sổ BHXH nhận thế chấp đi giải quyết BHXH một lần mặc dù có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp, người lao động tham gia BHXH nếu gặp rủi ro (trong thời gian chưa hưởng BHXH một lần mà qua đời) thì thân nhân của họ mới được hưởng chế độ tuất, người cầm cố sổ BHXH sẽ không được hưởng (quy định tại Điều 67, Điều 69 Luật BHXH).

XC/Báo Tin tức
Kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT tại TP Hồ Chí Minh thấp nhất toàn quốc
Kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT tại TP Hồ Chí Minh thấp nhất toàn quốc

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tỷ lệ liên thông dữ liệu tháng 1/2018 trên toàn quốc đạt 90,53% (quí IV/2017 đạt tỷ lệ 96,13%). Địa phương có tỷ lệ gửi thông tin dữ liệu thấp nhất là TP Hồ Chí Minh (33,3%).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN