Đó là những nghề: Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí; Vận hành máy thi công nền; Vận hành cần, cầu trục; Kỹ thuật xây dựng; Bảo vệ thực vật; Chế biến và bảo quản thuỷ sản; Quản trị mạng máy tính; Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas. Đây là những nghề phổ biến, xã hội có nhu cầu cao về lao động đã qua đào tạo hiện nay. Thông tư số 08/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2018.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đổi mới cơ chế quản lý tài chính từ giao kinh phí hoạt động thường xuyên sang đặt hàng đào tạo theo đầu ra cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH đang tổ chức xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo nghề để các cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ xác định chi phí, tính giá đặt hàng đào tạo.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thực hiện Dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho 300 ngành, nghề, tập trung các ngành nghề trọng điểm, nghề xã hội có nhu cầu cao, gắn với nhà nước đặt hàng.
Định mức này làm cơ sở để tính toán chi phí đào tạo, giúp các địa phương, Bộ ngành có căn cứ để chuyển đổi từ cấp ngân sách thường xuyên sang cấp ngân sách theo số lượng sinh viên, học sinh tốt nghiệp và có việc làm tốt. Đây cũng là căn cứ để các trường cao đẳng, trung cấp có thể tự chủ.