Mưa lũ cũng làm 124 nhà bị sập đổ (Điện Biên 72 nhà; Sơn La 41 nhà; Thái Nguyên 1 nhà; Hòa Bình 5 nhà, Thanh Hóa 5 nhà). Có 174 ha lúa bị ngập (Điện Biên 111 ha; Sơn La 43 ha; Hòa Bình 20 ha). Trên địa bàn tỉnh Điện Biên 23 con trâu, 26 con lợn, 100 con gia cầm bị chết; 39,95 ha diện tích nuôi cá; 4 công trình bị hư hỏng. Mưa lũ cũng gây sạt lở 4.997m3 đất đá (Điện Biên 900m3; Hòa Bình 300m3; Bắc Kạn2.097m3, Thanh Hóa 1.700m3). Có 10 cột điện bị nghiêng đổ (Điện Biên 9 cột điện; Bắc Kạn 1 cột điện).
Về tác động lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Thủy lợi cho biết với dự báo lũ trên báo động 3, sẽ có khoảng 165.200ha lúa Thu Đông bị ảnh hưởng (chiếm khoảng 36% diện tích đã gieo cấy), tập trung chủ yếu ở các địa phương đầu nguồn sông Cửu Long: Đồng Tháp 78.100 ha, Kiên Giang 47.200 ha, Long An 26.900 ha, An Giang 12.900 ha.
Ngày 28/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Thứ trưởng- Phó Trưởng ban Thường trực Hoàng Văn Thắng làm Trưởng đoàn, tiếp tục đến tỉnh An Giang kiểm tra công tác chỉ đạo, ứng phó với lũ lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 29/9, Đoàn công tác Văn Phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương do Phó Chánh văn Phòng Vũ Xuân Thành làm Trưởng đoàn đi kiểm tra công tác chỉ đạo ứng phó mưa, lũ ở tỉnh Điện Biên.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng đã có Văn bản số 438 ngày 29/8, đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh An Giang và Kiên Giang triển khai một số biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản và các công trình ven sông, đê bao, bờ bao, cống dưới đê, khi đập tràn Trà Sư, Tha La xả lũ vào ngày 31/8. Đồng thời thường xuyên nắm tình hình mưa, lũ và thiệt hại các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp). Tổng cục Thủy lợi có Công điện số 13 ngày 29/8 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng do ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Hiện các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ đạo các Sở, ngành địa phương chủ động huy động lực lượng và phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là thông tuyến tại 12/15 điểm sạt lở tại tỉnh Điện Biên, 8/10 điểm tại tỉnh Sơn La. Riêng tỉnh Bắc Kạn đã thông tuyến toàn bộ các điểm bị sạt lở. Các tỉnh cũng đã cử các đoàn xuống các khu vực bị ảnh hưởng để cập nhật thiệt hại, chỉ đạo các ban ngành xã tổ chức di dời tài sản, giúp đỡ người dân khắc phục sự cố ổn định cuộc sống cho người dân.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương bị ảnh hưởng mưa lũ tổng hợp số liệu, rà soát các phương án và kiểm tra đảm bảo an toàn cho người dân, trẻ em bị ảnh hưởng bởi lũ, các khu trông trẻ tập trung các tuyến đường giao thông, sản xuất và thu hoạch lúa hè thu và thu đông để sẵn sàng ứng phó với lũ lớn.
Tổ chức tăng cường tuyên truyền và truyền thông đến người dân các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương tại Công điện số 45/TWPCTT ngày 27/8/2018 và sẵn sàng ứng phó với lũ lớn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh An Giang và Kiên Giang phối hợp vận hành đập Trà Sư- Tha La theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ vùng tứ giác Long Xuyên. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam phối hợp với Chi cục Phòng, chống thiên tai miền Nam cung cấp các thông tin dữ liệu, xây dựng các bản đồ ứng phó với lũ; bố trí cán bộ giao ban hàng ngày tại Văn phòng Chi cục Phòng chống thiên tai miền Nam…
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để có giải pháp kịp thời đảm bảo. Rà soát các khu dân cư có khả năng xảy ra sạt lở, bố trí lực lượng kiểm tra các ngầm tràn không để người dân đi qua khi mực nước lũ lên cao. Đánh giá thiệt hại và phối hợp với lực lượng quân đội tại chỗ để hỗ trợ, cứu trợ cho người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cho cuộc sống. Theo dõi chặt chẽ mực nước, lưu lượng về các hồ chứa thủy điện, đặc biệt đối với các hồ chứa nhỏ, xung yếu để có phương án kịp thời khi xảy ra sự cố.