Nghĩ về lũ trong biến đổi khí hậu
Năm nay lũ về khá lớn, hơn ai hết người dân vùng ĐBSCL cảm nhận được sự thấm thía của việc “đói” lũ. Gần 10 năm qua họ mong chờ lũ về như nắng
Ông Nguyễn Ngọc Anh, quyền Viện Trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi miền Nam:
Kiểm soát được lũ được xem là hướng đi tất yếu ở vùng ngập lụt ĐBSCL. Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề chuyển đổi sản xuất linh hoạt ở vùng kiểm soát lũ để lợi dụng tối đa nguồn lợi từ lũ.
Nông nghiệp vẫn sẽ là ngành quan trọng đối với sự ổn định và phát triển trong tương lai vùng ĐBSCL, cây lúa sẽ là cây chủ đạo trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên để phát triển KT- XH vùng ĐBSCL vẫn phải đặt mục tiêu phát triển của vùng trong bối cảnh tương quan với sự phát triển của đất nước và khu vực. Để ĐBSCL phát triển bền vững và hài hòa về kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, ĐBSCL cần có một cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác tài nguyên đặc trưng của từng tiểu vùng, xây dựng hạ tầng đồng bộ nhưng động lực chính vẫn là phát triển vùng kinh tế nông - lâm - thủy sản và kinh tế cửa khẩu.
Bà Võ Thị Bé Năm, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN - PTNT):
ĐBSCL sẽ chịu tác động kép giữa cường độ dòng chảy của sông Mê Công và tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Nếu nước từ thượng nguồn bị giữ lại, gây hạn hán ở hạ nguồn thì nước mặn sẽ tràn vào các vùng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Khi xảy ra lũ ở thượng nguồn, các đập thủy điện đồng loạt xả nước, ĐBSCL của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế vai trò vựa lúa của cả nước sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. TS Nguyễn Hữu Chiếm, Phó khoa Môi trường - Tài nguyên (MT-TN) thiên nhiên (ĐH Cần Thơ): Xây dựng các công trình tích trữ nước vốn đã rất dồi dào trong mùa nước nổi để có nước sử dụng trong mùa khô và giảm áp lực lấy nước từ các tuyến sông là việc nên làm và càng sớm càng tốt. Các địa phương nên nghiên cứu thay đổi cơ cấu mùa vụ để sống chung với hạn và mặn. Nếu trước đây trồng mỗi năm 3 vụ lúa thì bây giờ chúng ta nên tính tới chuyện trồng 2 vụ lúa xen canh với vụ màu. |
hạn chờ mưa. Phù sa và cá, tôm - những nguồn lợi kinh tế mang lại cuộc sống cho cư dân, nhưng điều ý nghĩa hơn đó là lũ đã mang cho người dân vùng sông nước, cảm giác quen thuộc mênh mang sông nước đã ngấm vào máu thịt họ. Cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã quen thuộc với lũ và họ đã sống thích nghi tốt với tình trạng lũ lụt ở đây. Kinh nghiệm “sống chung với lũ” rất quen thuộc với người dân ĐBSCL. Người dân đã biết cách hạn chế các nguy cơ của lũ và biết cách khai thác các lợi ích do lũ đem lại.
Nhưng năm 2000 trận lũ lịch sử tràn qua ĐBSCL cuốn hàng loạt nhà cửa, ruộng vườn và nhiều mạng người. Sau đó, hàng loạt công trình thoát lũ, cụm dân cư vượt lũ đã cấp tốc được xây dựng để giúp người dân có được cuộc sống ổn định trong mùa lũ.
Sự tác động của con người và thiên nhiên khiến cho quy luật tự nhiên có nhiều biến động. Cụ thể là gần 10 năm qua, lũ về ĐBSCL rất ít, hậu quả ai cũng rõ đó là xuất hiện liên tục các thiên tai như hạn hán, sạt lở, xâm mặn, cháy rừng, đất khô cằn, ô nhiễm môi trường…
Sự suy kiệt nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công do việc gia tăng sử dụng nước và đặc biệt là xây dựng một loạt các hồ thủy điện là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cạn nước, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt tại các tỉnh ĐBSCL. Vì thế, một trong những giải pháp căn cơ nhất để đối phó với tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn ở vựa lúa lớn nhất VN, là cần tăng cường hợp tác trong quản lý và chia sẻ nguồn nước một cách công bằng và hợp lý giữa các nước trên lưu vực sông Mê Công.
Tác động của biến đổi khí hậu mang lại nhiều bất lợi. Do vậy, việc giảm nhẹ và thích nghi phải được nghiên cứu và đề xuất. Đối với các quốc gia nghèo và tài nguyên hạn chế, biện pháp thích nghi được chú trọng hơn.
Tại các cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL, các nhà khoa học nhấn mạnh đến vai trò của vựa lúa, vựa cá của ĐBSCL. Ông Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu trường Đại học Cần Thơ cho rằng, việc thích nghi với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Xây dựng kế hoạch hành động thích nghi với biến đổi khí hậu vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm giữ được sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội cũng như môi trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL là vấn đề nghiêm trọng mà các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia quy hoạch, giới khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thương gia, các cán bộ địa phương và người dân phải nhận thức được.
Theo các chuyên gia, kịch bản và tình huống tác động cần phải được tiếp tục phân tích để có các dữ liệu thuyết phục và khoa học hơn. Căn cứ vào kết quả phân tích về mặt dữ liệu, tiếp đến cần có các chủ trương ủng hộ việc chia sẻ thông tin và tìm phương cách giảm nhẹ - thích ứng đặt ra. Mỗi địa phương và mỗi ban ngành cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp đến, cần triển khai các biện pháp thực hành thích nghi cho toàn xã hội.
Minh Thuyết - Sĩ Dũng