Khi hòa nhập LGBT là bài toán kinh tế có sẵn lời giải

Vừa qua, tại Di tích Lịch sử Dinh Độc Lập, Trung tâm ICS đã tổ chức hội thảo “Khi hòa nhập LGBT là câu chuyện kinh tế”, mang đến những công bố nghiên cứu quan trọng về mối tương quan giữa hòa nhập cộng đồng LGBTIQ+ và phát triển kinh tế trong nước.

Chú thích ảnh
Chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo. 

Hội thảo chia sẻ 2 báo cáo nghiên cứu mới nhất từ Liên minh Open For Business: “Nghiên cứu Kinh tế về Hòa nhập LGBTQ+ tại Đông Nam Á (Trường hợp của Việt Nam)” và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (Viện iSEE): “Đánh giá tác động kinh tế của Hôn nhân cùng giới tại Việt Nam”. Hội thảo đã thu hút 150 người tham gia, bao gồm các đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng đại diện các cơ quan Nhà nước và báo đài.

Chú thích ảnh
Hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm từ người tham gia, bao gồm các đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư...

Nghiên cứu mới nhất từ Open For Business chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa hòa nhập LGBTIQ+ và phát triển kinh tế tại Việt Nam và 5 quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan). Báo cáo nhấn mạnh việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy các thực hành hòa nhập LGBTIQ+ có thể giảm "chảy máu chất xám", nâng cao danh tiếng quốc gia, thu hẹp khoảng cách tiền lương và tăng sức hút du lịch, qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP đáng kể cho Việt Nam và khu vực.

Chú thích ảnh
Bà Linh Ngô, Giám đốc ICS phát biểu tại hội thảo.

Theo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của Hôn nhân cùng giới tại Việt Nam” của Viện iSEE, việc công nhận hôn nhân cùng giới sẽ kéo theo từ 1,65% đến 4,36% sự gia tăng trong GDP mỗi năm nhờ sự tăng năng suất của người lao động LGBTIQ+. Việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến một số ngành công nghiệp liên quan như sự kiện, tiệc cưới, xây dựng gia đình, y tế... Ngoài ra, việc công nhận hôn nhân cùng giới cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia, với tiềm năng thu hút du khách và nhà đầu tư LGBT.

Tại phần thảo luận của Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu tại hội thảo... đều đồng ý rằng, việc hòa nhập cộng đồng LGBTIQ+, bao gồm cả hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, là xu hướng tất yếu và có lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Nỗ lực hòa nhập cộng đồng LGBTIQ+ không chỉ có tác động vĩ mô, mà còn mang lại chất lượng sống tốt hơn với từng cá nhân trong xã hội.

Chú thích ảnh
Các diễn giả tại hội thảo.

Bà Emma Appleby, Quản lý dự án tại Open For Business nhấn mạnh sự cần thiết của một chính sách hòa nhập LGBTIQ+ trong môi trường doanh nghiệp: “Việc phân biệt đối xử về kinh tế với người LGBTIQ+ đang khiến Việt Nam hao tổn tới 22.100 tỷ đồng, do chênh lệch tiền lương và đây chính là cơ hội để các nhà tuyển dụng bước vào, tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng một môi trường cởi mở và an toàn cho người LGBTIQ+". Do đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam bắt đầu bằng chính sách đào tạo về đa dạng tính dục, bởi đây sẽ lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút nhân tài toàn cầu so với khu vực.

Ông Tony Tống, Account Manager và Pride Lead tại Google Việt Nam gợi ý những thực hành tích cực tại Google trong việc phổ biến văn hóa tôn trọng sự đa dạng: “Tại Google, người LGBTIQ+ không chỉ được chấp nhận, mà còn được tôn trọng. Các thành viên LGBTIQ+ được hưởng quyền lợi như tất cả các thành viên khác, ví dụ như bảo hiểm cho bạn đời, con cái, hay bảo hiểm chi trả cho toàn bộ chi phí chuyển giới”.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông tại Reckitt Việt Nam (công ty mẹ của thương hiệu Durex) chia sẻ: “Durex vẫn luôn đồng hành với các chiến dịch xã hội liên quan tới cộng đồng LGBTIQ+ tại Việt Nam, bao gồm Tôi đồng ý và nhiều hoạt động đào tạo, chia sẻ lớn nhỏ. Khi hôn nhân cùng giới được hợp pháp hóa, khi các cá nhân được nhìn nhận là công bằng trong pháp luật, sẽ là minh chứng rõ nhất cho các mối quan hệ LGBTIQ+ cũng nghiêm túc, có cam kết, và bình thường như mọi mối quan hệ khác; đồng thời, củng cố được cấu trúc gia đình hiện đại trong xã hội Việt Nam”.

Chú thích ảnh
Ông Vương Khả Phong, Viện phó Viện iSEE chia sẻ tại sự kiện.

Ông Vương Khả Phong, Viện phó Viện iSEE chỉ ra những cơ hội và thách thức của việc hòa nhập LGBTIQ+ tại Việt Nam hiện tại: “Một trong những lý do phản đối việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới thường được đưa ra là ‘Xã hội Việt Nam chưa sẵn sàng’. Tuy nhiên, có một sự thật là tỷ lệ người Việt Nam ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, từ 33,7% vào năm 2013 tới 65% vào năm 2023. Đây chính là cơ hội để các tổ chức và doanh nghiệp có thể tạo ra thay đổi thực chất, giúp các cá nhân cảm nhận được sự thay đổi của những cá nhân khác và nhân rộng thêm tiếng nói ủng hộ hòa nhập LGBTIQ+".

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Những người tham gia hội thảo chụp ảnh kỷ niệm.

Hội thảo “Khi hòa nhập LGBT là câu chuyện kinh tế” đã mang đến những góc nhìn đa chiều và những nghiên cứu quan trọng về tác động tích cực của việc thúc đẩy hòa nhập LGBTIQ+ đối với nền kinh tế Việt Nam. Hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và thúc đẩy các chính sách đa dạng, hòa nhập không chỉ góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng LGBTIQ+, mà còn là động lực để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.

PV
Mỹ: Cảnh báo nguy cơ khủng bố nhằm vào cộng đồng LGBTQI+
Mỹ: Cảnh báo nguy cơ khủng bố nhằm vào cộng đồng LGBTQI+

Ngày 17/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát cảnh báo an ninh trên toàn thế giới trước nguy cơ tấn công khủng bố nhằm vào người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTQI+), cũng như những chương trình liên quan đến cộng đồng này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN