Khơi rãnh thoát nước phía trên cung sạt để tránh nước mưa chảy vào cung sạt. Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN |
Cụ thể, trên mặt đê xuất hiện vết nứt dài 42 m, rộng từ 5 - 22 cm, chiều sâu vết nứt đo được từ 20 - 90 cm, khối đất sụt sâu so với điểm bị sạt từ 20 - 70 cm...
Hạt Quản lý đê và UBND huyện Thọ Xuân đã huy động 100 dân quân của hai xã Xuân Minh và Xuân Lập khẩn trương khắc phục sự cố. Chính quyền địa phương cũng đã sử dụng 200 m3 đất và cát, 300 cọc tre, cùng nhiều bao tải, lạt buộc để lấp tạm thời các điểm sạt, đắp các bao tải đất vào chân cung sạt.
Hiện chính quyền địa phương cũng đã cấm các phương tiện có trọng tải lớn di chuyển trên đê, đồng thời khơi rãnh thoát nước phía trên cung sạt để nước mưa không chảy vào cung sạt. UBND huyện Thọ Xuân và Hạt Quản lý đê Thọ Xuân đã bố trí người quan trắc, theo dõi diễn biến cung sạt.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cần có phương án xử lý triệt để, tránh tình trạng đê sông Cầu Chày tiếp tục bị sạt lở, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2016.